Dự án của Nga và Trung Quốc phát triển trực thăng hạng nặng có thể tăng cường vị thế của hai nước trong trong ngành chế tạo máy bay trực thăng thế giới.
Giám đốc thiết kế máy bay trực thăng của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) Wu Ximing cho biết, như dự định, cuộc đàm phán về sự hợp tác kỹ thuật trong dự án phát triển máy bay trực thăng mới sẽ kết thúc trong năm nay. Ông lưu ý rằng, sự hợp tác với Nga trong lĩnh vực này đang phát triển thành công. Ý tưởng về công ty liên doanh sản xuất máy bay trực thăng hạng nặng đã xuất hiện không lâu sau trận động đất mạnh ở tỉnh Tứ Xuyên năm 2008. Khi đó, các máy bay trực thăng Mi-26 do Nga chế tạo đã được sử dụng rộng rãi trong các công việc cứu hộ.
Trước đó trên báo báo đã có tin rằng, máy bay trực thăng mới sẽ được thiết kế chế tạo trên cơ sở Mi-26. Tuy nhiên, dù có sử dụng một số công nghệ của Mi-26, trực thăng mới sẽ có một số cải tiến kỹ thuật. Trên thực tế, đó sẽ là một chiếc máy bay hoàn toàn mới, có thể đạt tốc độ bay tối đa 300 km / h. Tầm bay với tối đa hàng hóa - 630 km, độ cao tối đa - khoảng 5.700 mét. Máy bay trực thăng có khả năng vận chuyển 10 tấn hàng hóa hoặc chở theo hơn 100 người. 10 tấn hàng hóa bên trong khoang, lên tới 15 tấn hàng hóa cả trong thân và các giá treo bên ngoài.
Máy bay trực thăng mới sẽ được thiết kế chế tạo trên cơ sở Mi-26 |
Đến nay vấn đề động cơ vẫn để ngỏ. Theo tin của phía Trung Quốc, trực thăng mới sẽ được trang bị hai động cơ D-136 do công ty Ucraina "Motor Sich" sản xuất. Tuy nhiên, theo dữ liệu của các phương tiện truyền thông Nga, phía Ucraina sẽ không tham gia vào dự án. Vào tháng 5 năm nay, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin đã cho biết rằng, các cơ sở của Nga đã phát minh ra công nghệ độc đáo cho phép không phụ thuộc vào nhà sản xuất nước ngoài. "Động cơ cho máy bay trực thăng hạng nặng mới sẽ được chế tạo tại Liên bang Nga – không phải ở Ukraina như đã có trước đây", Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết. Các chuyên gia cho rằng, động cơ của Nga cho máy bay trực thăng hạng nặng mới sẽ được phát triển trong vòng 5 năm.
Các đại diện của công ty AVIC tuyên bố rằng, máy bay trực thăng mới sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2020. Theo các chuyên gia Trung Quốc, các máy bay trực thăng hạng nặng mới có thể chiếm đến 25% thị trường máy bay trực thăng lớp này trên thế giới.
Máy bay trực thăng mới sẽ có thể được sử dụng suốt ngày đêm, ở vùng khí hậu nóng, ở vùng cao nguyên, và trong mọi điều kiện thời tiết. Điều đó là đặc biệt quan trọng trong trường hợp thiên tai, cũng như khi xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực miền núi.
Tuy nhiên, mặc dù dự án dựa trên cơ sở trực thăng Nga lớn nhất thế giới Mi-26, trực thăng hạng nặng mới không vượt quá những thông số kỹ của nó.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.