Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang có xu hướng ngày càng tăng và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới. Vậy xin hỏi bác sĩ, thói quen sinh hoạt nào làm cho con người dễ mắc bệnh này? Ngọc Liên (Quận Ba Đình, Hà Nội)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang có xu hướng ngày càng tăng và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới. Vậy xin hỏi bác sĩ, thói quen sinh hoạt nào làm cho con người dễ mắc bệnh này?
Ngọc Liên (Quận Ba Đình, Hà Nội)
Đúng là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang có xu hướng ngày càng tăng do ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa, ô nhiễm môi trường và việc hút thuốc lá. Dự phòng bệnh phổi mạn tính bao gồm nhiều biện pháp tránh các yếu tố gây bệnh và nguy cơ khởi phát bệnh. Cụ thể, yếu tố nguy cơ đầu tiên dẫn đến bệnh này, đó là việc hút thuốc lá, thuốc lào. Do đó, việc giảm tỷ lệ hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể số bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính trong tương lai. Ngoài ra, còn các yếu tố khác như: Ô nhiễm môi trường (khói bụi, khói xe, khói rơm rạ, bếp than...), yếu tố thời tiết, nhất là khi vào mùa lạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh; đồng thời khiến bệnh nặng lên. Bởi vì khi trời lạnh sức đề kháng của cơ thể nói chung và đường hô hấp nói riêng bị giảm sút dẫn đến tình trạng nhiễm trùng do virus, vi khuẩn khiến đường thở hẹp lại, gây khó thở, suy hô hấp... Do vậy, với những ngày trời lạnh, cần mặc ấm, giữ ấm mặt, cổ ngực bằng cách đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn khi ra đường, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời. Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, không nên để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch nhau quá lớn. Mặt khác, tránh luyện tập quá sức khi trời lạnh, độ ẩm không khí cao. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mình mắc bệnh cần đến các phòng tư vấn của các cơ sở y tế để được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp, có hiệu quả.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.