Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tổ bầu cử được thành lập khi nào, có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

(Nguồn: Hội đồng Bầu cử)| 26/04/2011 07:32

Hỏi: Tổ bầu cử được thành lập khi nào? Thành phần, số lượng thành viên tổ bầu cử được quy định như thế nào? Ở những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì việc thành lập tổ bầu cử như thế nào? Tổ bầu cử có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Hỏi: Tổ bầu cử được thành lập khi nào? Thành phần, số lượng thành viên tổ bầu cử được quy định như thế nào? Ở những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì việc thành lập tổ bầu cử như thế nào? Tổ bầu cử có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Đáp:
Chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, UBND xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với thường trực HĐND và ban thường trực UB MTTQ cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một tổ bầu cử từ mười một đến hai mươi mốt người, gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký và các ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tập thể cử tri ở địa phương.

Ở những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh sau khi thống nhất với thường trực HĐND, ban thường trực UB MTTQ cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một tổ bầu cử từ mười một đến hai mươi mốt người, gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký và các ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tập thể cử tri ở địa phương.
Tổ bầu cử có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
- Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu;
- Nhận tài liệu và phiếu bầu từ ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu có đóng dấu của tổ bầu cử cho cử tri;
- Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử;
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy phòng
bỏ phiếu;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử do mình phụ trách;
- Kiểm phiếu và làm biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến ban bầu cử;
- Giao biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu bầu cho UBND xã, phường, thị trấn;
- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên;
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử lại, bầu cử thêm.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tổ bầu cử được thành lập khi nào, có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.