(HNM) - Sau gần 40 năm làm nghề
Xác định về vui sống tuổi già với chồng, con và các cháu, nhưng rồi hằng ngày chứng kiến ngay trong số nhà đông hộ gia đình đang ở vẫn có những hiện tượng ứng xử thiếu văn minh, mọi người sống "đèn nhà ai nhà nấy rạng", không quan tâm đến nhau làm bà Hợi trăn trở. Trong số nhà 8, phố Hàng Ngang, nhiều hộ gia đình cùng sinh sống nhưng có người chỉ lo quét sạch rác nhà mình, còn vô tư vứt rác sang khu vực nhà khác; hộ thì cơi nới, lấn chiếm không gian, chặn hướng gió vào nhà hàng xóm… làm phát sinh mâu thuẫn, cãi nhau, gây mất an ninh trật tự. Lương tâm của người đảng viên, một nhà giáo đã thôi thúc bà vào cuộc. Trước hết từ chính nhà mình, bà Hợi đã bàn bạc, động viên cả gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ chương, chính sách của chính quyền cơ sở và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Nhà ở chật chội, vợ chồng con cái cùng bảo ban nhau sắp xếp cho gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Rác thải phải phân loại, đổ đúng giờ, đúng nơi quy định. Sáng thứ bảy, gia đình bà chủ động làm tổng vệ sinh từ nhà đến lối đi, sân chung và cả hè phố trước số nhà. Nét đẹp văn hóa vì cộng đồng ấy tự thân có sức lan tỏa, thuyết phục mọi người trong số nhà cùng làm theo. Khi mọi người cùng đồng thuận, bà lại cùng đại diện các hộ gia đình ngồi với nhau quanh chén nước chè tâm sự, tháo gỡ những vướng mắc, rồi bàn bạc, xây dựng quy ước chung của số nhà, phân công lịch trực vệ sinh, quản lý lối đi chung, vận động mỗi gia đình có một thùng rác, bình cứu hỏa… Đặc biệt, mặt tiền của nhà áp mặt phố được các hộ thống nhất dành cho hai hộ nghèo buôn bán lẻ để "thoát nghèo". Hằng tháng, họ có nghĩa vụ trích ra một khoản tiền làm quỹ khen thưởng con em đạt học sinh giỏi cuối năm và thăm hỏi các gia đình có người nhà bị ốm đau. Số nhà 8, phố Hàng Ngang từ một số nhà đông hộ phức tạp, trở thành một điểm sáng, số nhà văn hóa tiêu biểu của phường Hàng Đào.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.