AP đưa tin, số lượng nô lệ được tìm thấy ở Indonesia đã lên đến 550 người. Đây là những người đàn ông từ Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan bị lừa đảo hoặc dụ dỗ lên những con tàu để đến Indonesia làm việc.
Theo AP, thuyền trưởng tàu cá đã ép những người đàn ông này làm việc cho họ và đối xử với họ như nô lệ.
Những người nô lệ đến từ nhiều nước ở Indonesia (ảnh: AP) |
Sau buổi làm việc, những người nô lệ này phải quay trở lại ngôi làng trên đảo Benjina của Indonesia. Mỗi ngày trôi qua đối với họ là nỗi lo sợ bị đánh đập và bị giết chết nếu họ không làm việc và bỏ trốn.
Các loại hải sản mà những người nô lệ này đánh bắt được sẽ chuyển ngược về Thái Lan và xuất khẩu sang các chuỗi siêu thị lớn của Mỹ.
Nhiều người trong số những người “nô lệ” chia sẻ, họ đã bị lừa, thậm chí bị bắt cóc đến Indonesia. Họ bị buộc phải làm việc gần như không nghỉ trong điều kiện tồi tàn, một số còn bị thuyền trưởng Thái Lan đánh đập tàn nhẫn khi họ bị ốm.
Tuần trước, chính quyền Indonesia giải cứu được khoảng 330 người nô lệ rời khỏi đảo Benjina và đưa họ tới đảo Tual. Số nô lệ còn lại vẫn còn bị mắc kẹt Benjina.
Đó là chưa rõ ai sẽ chi trả cho việc hồi hương của những người người nô lệ này. Một nô lệ cũ bây giờ đang cư ngụ ở đảo Tual cho biết ông đang được chăm sóc rất tốt, đủ các điều kiện y tế và thức ăn. Tuy nhiên, khu nhà ở của họ khá chật hẹp và họ không có quần áo để thay kể từ khi rời khỏi Benjina.
Ngày 9/4, sau khi nghe tin công dân nước mình bị bắt làm nô lệ ở Indonesia, lãnh đạo đối lập ở Myanmar Aung San Suu Kyi đã tuyên bố rằng, chính quyền đang cố gắng để đưa những người này thoát ra khỏi cảnh nô lệ và bảo vệ quyền công dân của họ.
“Đó là nhiệm vụ hiển nhiên đối với bất cứ chính phủ nào có trách nhiệm”, bà Aung San Suu Kyi nói./.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.