(HNMO) - Đứng trước thảm họa của sự bất ổn định môi trường và khí hậu, con người phải làm gì? Đó là câu hỏi mà vở kịch câm của Nhà hát Tuổi trẻ sắp ra mắt khán giả Thủ đô “Tiếng vọng hành tinh” muốn chuyển tải tới tất cả mọi người.
Cảnh trong vở diễn. |
(HNMO) - Trái đất đang đứng trước thảm họa của sự bất ổn định môi trường và khí hậu. Thảm họa từ biến đổi khí hậu đã và đang lan rộng từ Châu Á, Châu Âu, đến các châu lục khác ngày càng tăng và vô cùng trầm trọng. Trước tình trạng ấy con người phải làm gì? Đó là câu hỏi mà vở kịch câm của Nhà hát Tuổi trẻ sắp ra mắt khán giả Thủ đô “Tiếng vọng hành tinh” muốn chuyển tải tới tất cả mọi người.
Năm 2006 - Trong Liên hoan sân khấu “Xã hội hóa” toàn quốc tại thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện vở kịch không lời (Pantomin) của NSƯT Phạm Bích Ngọc, vừa là tác giả, vừa là đạo diễn. Vở Pantomin có tên “Tiếng vọng hành tinh” dài trên 1 giờ đồng hồ. Vở diễn đã gây sự chú ý đặc biệt về một vở kịch không lời có thời lượng dài, mà còn chú ý về nội dung đề cập đến một vấn đề sống còn của con người đang sống trên trái đất. Vở diễn đã đoạt giải đặc biệt trong Hội diễn.
Hai năm qua, nghệ sĩ Bích Ngọc mong muốn phục dựng lại, nâng cao ngôn ngữ nghệ thuật kịch câm, dung lượng thể hiện một cách đầy đặn và mang tính biểu tượng nghệ thuật nhiều hơn trong tác phẩm “Tiếng vọng hành tinh” phần 2 để kịp thời ra mắt công chúng, đặc biệt là hướng tới sự quan tâm của lớp trẻ đang có nhu cầu cấp thiết hiểu biết về mối quan hệ khăng khít trong sự biến đổi khí hậu trái đất với con người - thiên nhiên - vũ trụ.
“Tiếng vọng hành tinh” phần 2 qua bàn tay dàn dựng đầy tâm huyết với nghệ thuật kịch câm của NSƯT Phạm Thị Bích Ngọc lại một lần nữa đưa tới cho mọi người câu hỏi cần phải làm gì khi đối diện với thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu hôm nay.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.