Công nghệ

Thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghệ đất hiếm Việt Nam

Hằng Thu 23/10/2023 - 07:55

Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Đất hiếm Việt Nam: Thực trạng công nghệ khai thác, chế biến và triển vọng”. Hiện trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam vào khoảng 22 triệu tấn. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn, chủ yếu là đất hiếm nhóm nhẹ (nhóm lantan - ceri), tập trung ở vùng Tây Bắc.

Đất hiếm là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghệ cao, dùng để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di dộng, pin năng lượng, mô tơ điện hiệu suất cao, ti vi màn hình phẳng, thiết bị quốc phòng và các công nghệ năng lượng sạch khác. Mặc dù giá trị giao dịch của đất hiếm trên thế giới hiện nay chỉ dưới 10 tỷ USD/năm, nhưng đây lại là nguyên liệu chiến lược, không thể thay thế đối với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển.

Ý thức được tầm quan trọng của đất hiếm, Đảng và Nhà nước ta đã cho thăm dò đánh giá trữ lượng từ hơn 40 năm nay. Tuy vậy, đến nay hoạt động này còn hạn chế. Cùng với nguyên nhân về thị trường tiêu thụ, một trong những nguyên nhân chính là chúng ta chưa có công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm. Trong khi đó, các nước lại giữ độc quyền, không chuyển giao công nghệ.

Những ý kiến của các nhà khoa học tại hội thảo cũng được nghiên cứu tổng hợp để báo cáo Chính phủ, đề xuất một số giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ khai thác, chế biến đất hiếm Việt Nam một cách hợp lý, hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghệ đất hiếm Việt Nam

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.