(HNM) - Đây là khẳng định của TS. Lê Đình Tiến (Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) tại buổi giao lưu
Theo TS. Lê Đình Tiến, Việt Nam có bốn lý do để có thể xây dựng nhà máy ĐHN gồm: các nguồn năng lượng hóa thạch cũng như thủy điện trong nước cũng như trên thế giới đang cạn kiệt; nhu cầu năng lượng của Việt Nam hiện tại và tương lai ở tình trạng thiếu; năng lượng hạt nhân hiện nay đã bảo đảm tính an toàn, hiệu quả kinh tế cao; giảm được khí thải nhà kính. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có một quá trình chuẩn bị khá dài cho việc ứng dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình, đặc biệt là trong lĩnh vực ĐHN.
Về vấn đề xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên tại Ninh Thuận, PGS-TS. Vương Hữu Tấn (Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử) cho biết: Việt Nam chọn Nga làm đối tác xây dựng theo phương thức hợp đồng "chìa khóa trao tay", chịu trách nhiệm xây dựng và đưa nhà máy vào vận hành, sau đó bàn giao cho Việt Nam. Các công ty của Việt Nam sẽ thực hiện những hợp đồng phụ cho tổng thầu ABC của Nga về cung cấp một số vật tư như xi măng, sắt thép cũng như nguồn nhân lực trong vấn đề xây dựng và một số thiết bị vật tư không liên quan đến vấn đề an toàn bảo đảm cho nhà máy ĐHN.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.