Khi đào bới các mỏ than tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc các công nhân đã phát hiện một khối đá rất lạ, hình dạng một chiếc đĩa, ở giữa lồi lên. Tiếp tục đào thì từ dưới đất xuất hiện một tảng đá rất giống khối đá đầu tiên…
Cứ như vậy, họ đã thu được 9 tảng đá hình tròn giống hệt nhau. Đường kính của chúng chừng 3 mét, trọng lượng chừng 400 kilogam. Các nhà khảo cổ đã đến tận nơi xem xét nhưng tạm thời họ chưa đưa ra một phỏng đoán cụ thể nào.
Những chiếc 'đĩa bay' mới được công nhân mỏ Trung Quốc tìm thấy. |
Các chuyên gia cho rằng những chiếc đĩa đó là những đồ vật để thờ cúng (linh vật) của người Trung Quốc ngày xưa. Năm 1938, một đoàn khảo cổ khai quật trên biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ, trên nhánh núi Bayan-Hara-Ula đã phát hiện ra một nghĩa địa, bao gồm hàng trăm cái hang đá, mỗi hang có một thi hài. Điều lạ là tất cả các thi hài đều có chiều cao không quá 115 cm.
Các xác ướp này về cấu tạo khác hẳn người Tây Tạng, người Trung Quốc hoặc bất cứ người châu Á nào. Các nhà khảo cổ tìm thấy tất cả 716 ngôi mộ. Chân của các thi hài đều đươc một đĩa đá chặn lên. Trên một số đĩa đá có viết bằng chữ Trung Hoa cổ kể về sự kiện có những cỗ máy chẳng biết từ đâu đã từng bay đến địa điểm này 12 nghìn năm về trước, do những người được gọi là “Drop” điều khiển, đồng thời thuật lại cả về một bộ lạc người gọi là “Kham”. Cả hai loại người này đều không hề được nói đến trong lịch sử Trung Quốc. Khi quay trở lại, các nhà khảo cổ đã lấy mang đi hàng chục đồ tùy táng và chế tác.
Sau cuộc chiến tranh với Nhật, chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc cách mạng văn hoá vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, khi hồng vệ binh đập phá các viện nghiên cứu và viện bảo tàng, không một chiếc đĩa nào còn lại. Mất luôn cả bản báo cáo của đoàn khảo cổ chỉ ra địa điểm chính xác của khu mộ khác thường này. Khoa học không thể tin vào những lời đồn, nên các chuyên gia chỉ xem câu chuyện này là những huyền thoại.
Đến năm 1994, một trong những kỹ sư người Australia, làm việc theo hợp đồng với Trung Quốc ở Viện bảo tàng của thành phổ cổ Tây An đã tìm ra những di vật giống như “chiếc đĩa của người Drop” đã được mô tả. Mặc dù trên những phiến đá này không có những chữ tượng hình, song những hình vẽ trên đó cũng phản ánh rõ ràng những hình ảnh nào đó về vũ trụ, nhưng cho tới nay vẫn chưa có những lời giải thích rõ ràng.
Hiện nay các nhà khảo cổ Trung Quốc sẽ nghiên cứu những đĩa đá, phát hiện tại tỉnh Giang Tây. Họ hy vọng rằng dưới lớp vỏ đã hóa đá, hình thành do đặc điểm của khí hậu địa phương sẽ có các hình vẽ và chữ viết sẽ kể lại lịch sử của người “Drop” đầy bí ẩn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.