Theo dõi Báo Hànộimới trên

Thiếu máu não là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Kim Thủy| 02/10/2021 11:16

Thiếu máu não là tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thậm chí dẫn đến tử vong. Những ai đang gặp phải những biểu hiện của thiếu máu não thì không nên lơ là mà hãy nhanh chóng cải thiện lối sống để sức khỏe được hồi phục tốt hơn.

Vậy tình trạng cơ thể bị thiếu máu não là gì? Các dấu hiệu nhận biết thường gặp như thế nào? Có thể điều trị thiếu máu não hiệu quả bằng những cách gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây. 

1. Thiếu máu não là gì?

Tình trạng thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não chính là hiện tượng não bộ bị thiếu hụt ô xy và các chất dinh dưỡng cần thiết. Lúc này, các tế bào thần kinh không còn được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động như bình thường nữa. Việc này có thể dẫn đến tổn thương chức năng của hệ thần kinh trung ương. 

Mặc dù là một tình trạng báo động khẩn cấp của cơ thể nhưng các biểu hiện khởi phát của thiếu máu não dường như rất giống với nhiều loại bệnh lý về thần kinh. Vậy nên, rất nhiều người đã chủ quan khi mới nhận thấy điều bất thường trên cơ thể. Chỉ khi biểu hiện của thiếu máu não trở nên nghiêm trọng thì người bệnh mới quan tâm đến.

Khi thiếu máu lên não dẫn đến đột quỵ, người bệnh cần được đưa đến cơ quan y tế để được hỗ trợ xử lý kịp thời. Quá trình ứng phó với đột quỵ do thiếu máu não càng nhanh thì kết quả điều trị sẽ càng khả quan và làm giảm bớt nguy hại đến cơ thể. 

2. Các triệu chứng của thiếu máu não

Những biểu hiện của chứng thiếu máu não thường khá mơ hồ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác và khó phát hiện cho đến khi diễn tiến nặng nề hơn.

  • Tình trạng đau đầu kéo dài kinh niên không rõ lý do: Khu trú hoặc lan rộng, tăng khi vận động hoặc suy nghĩ.
  • Đột nhiên bị chóng mặt: Gây mất thăng bằng và thậm chí có nguy cơ té ngã.
  • Hay bị hoa mắt, thị lực giảm sút. 
  • Giảm khả năng nghe, thường xuyên bị ù tai.
  • Bị rối loạn cảm giác và vận động: Tê bì chân tay, nhức mỏi khớp, khả năng vận động suy yếu.

3. Điều trị thiếu máu não như thế nào? 

Sử dụng thuốc 

Sau khi đã thăm khám và tìm ra nguyên nhân của thiếu máu não, bác sĩ điều trị thường kê toa cho người bệnh sử dụng. Uống thuốc là một trong những cách điều trị máu không lên não phổ biến. Tuy nhiên, các thuốc điều trị được sử dụng đều phải có sự cho phép từ phía bác sĩ. Hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng kiểm soát những yếu tố dẫn đến thiếu máu não.

Thiết lập chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Không chỉ là cách điều trị, việc ăn uống có thể làm giảm nguy cơ tái phát thiếu máu não hiệu quả. Hãy ăn nhiều cá, rau xanh, hoa quả giàu các vitamin và khoáng chất để duy trì cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày. Thường xuyên bổ sung những thực phẩm bổ máu, giảm nguy cơ làm tăng cholesterol máu giúp cơ thể được hồi phục nhanh chóng hơn. Ngoài ra, cần hạn chế ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, uống rượu, bia, nước có gas và từ bỏ thói quen hút thuốc lá. 

Tăng cường vận động và luyện tập thể dục thể thao 

Theo các chuyên gia y  tế, việc vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút sẽ làm tăng cường khả năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể; đồng thời, giúp các cơ được hoạt động linh hoạt, ngăn ngừa được các yếu tố thiếu máu não. Dù có bận rộn, bạn cũng nên cố gắng dành thời gian rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Giữ tinh thần thoải mái, không nên để tâm lý căng thẳng kéo dài

Hiện nay, áp lực công việc và cuộc sống hằng ngày tăng cao là một trong những nguyên nhân âm thầm dẫn đến thiếu máu não. Để điều trị bệnh hiệu quả, trước tiên bạn cần lưu ý đến vấn đề tâm lý và hãy giữ cho tâm trạng được thoải mái nhất. Hãy tập thói quen suy nghĩ tích cực và hạn chế những điều lo âu không đáng có. 

Với nội dung trên, hy vọng các bạn đã hiểu được tổng quan về bệnh thiếu máu não. Hiện nay, với sự nguy hiểm của tình trạng này, chúng ta nên hết sức cẩn thận và chăm lo nhiều hơn cho sức khỏe của mình. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, hãy tập cho mình những thói quen sống khỏe, sống tốt từ hôm nay bạn nhé! 

Nguồn tham khảo: https://giloba.com.vn/

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Thiếu máu não là gì? Triệu chứng và cách điều trị

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.