(HNM) - Có thể nói 2011 là năm khó khăn cho thị trường lao động. Đây là đánh giá của các chuyên gia lao động việc làm trước thời
Nhiều người lao động đang lo bị mất việc làm. Ảnh: Bảo Lâm |
Cái khó mà nhiều DN gặp phải hiện nay là đơn hàng ngày càng khan hiếm, trong khi lãi suất ngân hàng tăng, mọi chi phí sản xuất, kinh doanh như nguyên vật liệu, điện nước, vận chuyển… đội giá, NLĐ lại có nhu cầu tăng lương… Tăng lương ngay cho NLĐ là điều khó xảy ra, còn nếu không tăng thì hiệu quả công việc kém, nhiều người giỏi nghề ra đi. Làm thế nào để tồn tại? Đại diện Công ty Dịch vụ và Thương mại Vĩnh Cát cho biết, để tiết kiệm chi phí, công ty không có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động mặc dù vẫn thiếu. Trong trường hợp tình hình vẫn không khá hơn, việc cắt giảm nhân công khó có thể tránh khỏi.
Theo đánh giá của nhiều DN, đặc biệt là với các đơn vị phải nhập khẩu nguyên vật liệu, trong tình hình hiện nay, phải cắt giảm chi phí là điều khó tránh khỏi và sẽ ảnh hưởng đến thị trường nhân công. DN gặp khó khăn thì NLĐ khổ khi giá cả tăng, lương không đủ chi tiêu. Đã vậy, nhiều DN còn cắt giảm các khoản thưởng, gây tâm lý hoang mang, chán nản, muốn thay đổi công việc để có mức sống tốt hơn của nhiều NLĐ. Nhiều DN đã giảm bớt vị trí trung gian, chỉ tuyển dụng những vị trí thực sự quan trọng. Có DN yêu cầu một nhân viên kiêm nhiệm nhiều việc. Anh Nguyễn Văn Trường, giám đốc một doanh nghiệp du lịch cho biết, tiền thuê văn phòng tăng nhanh đột biến, tiền điện, nước, chi phí cho xe du lịch tăng cao trong khi giá các tour du lịch vẫn chưa tăng nhiều do còn phải giữ khách. Một số hướng dẫn viên du lịch yêu cầu tăng lương, nếu không họ sẽ đến nơi khác lương cao hơn. Đắn đo mãi, anh Trường đành phải tăng lương tạm thời cho vài hướng dẫn viên du lịch thạo nghề và thỏa thuận nếu công ty làm ăn tốt thì tăng tiếp.
Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng DN làm ăn không hiệu quả, chắc chắn chưa thể tăng lương theo kịp với chỉ số giá tiêu dùng. Theo tính toán, căn cứ chỉ số giá tiêu dùng thì mức lương tối thiểu vào lúc này phải là hơn 900.000 đồng/tháng thì mới phù hợp. Vì vậy, đợt điều chỉnh lương tối thiểu cho năm 2011, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất điều chỉnh tăng từ 730.000 đồng lên 850.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ phê duyệt mức 830.000 đồng/tháng.
Tại cuộc tọa đàm về tình hình kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ năm 2011 tổ chức đầu tháng 3-2011, nhiều chuyên gia nhận định, khả năng doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp, đình hoãn sản xuất là rất cao.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.