(HNMO) - Khái niệm “mua hàng trực tuyến” tuy không còn mới mẻ ở Việt
(HNMO) - Khái niệm “mua hàng trực tuyến” tuy không còn mới mẻ ở Việt
Các đại gia buông lơi?
Không như kỳ vọng của nhiều người, năm 2009 vẫn chưa là năm thị trường TMĐT thực sự khởi sắc và bứt phá. So với thời điểm cách đây 3, 4 năm, tất cả dường như chỉ mới dừng lại ở mức... sơ khai. Mua hàng trực tuyến dù không còn là khái niệm mới mẻ nhưng số người dùng trở thành “người mua" vẫn còn khá thấp. Sự trì trệ này chung quy bởi người dùng vẫn chưa có được những lợi ích đáng kể so với việc mua hàng truyền thống trong khi vẫn có không ít rủi ro và bất tiện khi mua qua mạng. Việc mua sắm mới chỉ phổ biến ở việc tìm thông tin trên mạng và giao dịch trực tiếp với người bán sau đó.
Lĩnh vực “dot.com” trong thời gian qua cũng không tránh khỏi sự suy thoái chung của nền kinh tế. Đến thời điểm hiện tại, không ít website như Golmart, Muabanraovat, 1001shopping không còn giữ được sự nhiệt tình ban đầu sau một hành trình dài. Một website được đầu tư lớn là 123mua cũng gần như buông xuôi và không còn mấy mặn mà với cuộc chơi. Điều này nói lên rằng TMĐT thực sự là một cuộc đua đường trường, chỉ những công ty đủ tiềm lực và xác định đầu tư lâu dài mới có thể tồn tại và phát triển. Tư duy "ăn sổi" chắc chắn sẽ không có chỗ đứng trong sân chơi này.
Trên thị trường TMĐT Việt
Các xu thế thị trường
Có thể nói xu thế "phổ thông hóa" việc mua sắm qua mạng không còn phải bàn cãi. Với hơn 22 triệu người dùng Internet vào thời điểm tháng 12/2009 (theo Trung tâm internet Việt Nam - VNNIC) và dự kiến tăng đến hơn 40 triệu vào năm 2015 cùng sự hoàn thiện nhanh các yếu tố về hạ tầng (công nghệ thông tin, luật pháp…), Việt Nam được đánh giá là thị trường TMĐT rộng lớn và hết sức màu mỡ.
Theo các chuyên gia, TMĐT Việt
Hiện thanh toán trực tuyến đã trên đà phát triển về chiều sâu. Sự nổ rộ các hình thức thanh toán trực tuyến khác nhau thời gian qua sẽ không tái diễn mà thay vào đó là sự thanh lọc và đầu tư có chiều sâu từ các công ty còn lại. Thực tế là mỗi thị trường chỉ có khoảng 2 đến 3 nhà cung cấp dịch vụ bởi phần lớn người dùng thường mua sẽ không muốn rối rắm khi phải tiếp cận quá nhiều phương thức thanh toán trực tuyến khác nhau mỗi lần đặt mua. An toàn vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người dùng khi quyết định sử dụng dịch vụ, sự tiện lợi đóng vai trò thứ yếu tiếp theo.
Theo đó, Ngânlượng.vn là công cụ thanh toán trực tuyến được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, với số lượng người dùng Ngânlượng.vn lên tới 100.000, con số này lớn hơn nhiều so với tổng số 70.000 người dùng sản phẩm của cả 3 công ty là MobiVi, VietUnion và VNPay cộng lại. Ngânlượng.vn có được lượng người dùng lớn như vậy bởi website này bảo vệ về mặt pháp lý cho người sử dụng. Thông qua hình thức “thanh toán tạm giữ”, cả ngươi bán hàng và người mua đều được đảm bảo an toàn khi giao dịch thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, phương thức nhận hàng-thanh toán (COD) được nhận định sẽ tiếp tục là sự lựa chọn được sự ưu chuộng.
Bên cạnh đó, sau một năm chững lại, các website chuyên biệt theo ngành hàng sẽ còn nở rộ trong thời gian tới đặt biệt với ngành hàng quần áo, đồ thời trang khi đây vốn thường là mặt hàng được bán chạy nhiều nhất trên mạng. Những website hướng vào các thị trường ngóc ngách là những địa chỉ phục vụ tốt nhất những khách hàng của phân khúc đặc thù đấy.
Mặt khác, hầu hết các site vẫn chú trọng khả năng cung cấp thông tin một cách toàn diện bên cạnh khai thác các phương thức thanh toán, chuyển phát hàng sẵn có của bên thứ 3. Sẽ không có nhiều chuyển biến về chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng.
Các chuyên gia cũng nhận định, thị trường TMĐT tại các tỉnh vẫn còn bỏ ngỏ. Do nhiều yếu tố cộng hưởng nên doanh nghiệp tại các tỉnh vẫn chưa sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều này sẽ dần thay đổi khi lượng người mua tăng lên đáng kể trong 1-2 năm tới cùng với sự tham gia của các đơn vị cung cấp giải pháp và các cơ quan hữu quan.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.