(HNMO) - Đã từ lâu, hình ảnh những chiếc đèn kéo quân truyền thống dường như đang biến mất dần vào mỗi dịp Tết Trung thu. Giờ đây, dù ở nông thôn hay thành thị người ta cũng thật khó có thể tìm được nơi bán những chiếc đèn kéo quân được làm theo phương thức thủ công truyền thống. Tại Hà Nội, cũng chỉ còn rất ít những gia đình gắn bó với nghề này. Trong con số hiếm hoi ấy hiện có hai gia đình ở thôn Đàm Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, là gia đình ông Nguyễn Quyền và gia đình ông Vũ Văn Sinh, những người đang cố gắng níu giữ những hình ảnh cuối cùng của thứ đồ chơi dân gian đặc sắc này.
Đèn kéo quân, thứ đồ chơi dân gian từng một thời không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Trung thu, nhưng ngày nay chúng đang vắng bóng dần trong đời sống. Ở Hà Nội bây giờ cũng còn rất ít cơ sở sản xuất loại đèn này. Trong số ấy có hai gia đình ông Nguyễn Quyền và ông Vũ Văn Sinh ở thôn Đàm Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai.
Cậu bé Toàn tuy còn nhỏ nhưng đã có thể phụ ông Quyền trong việc gắn các thanh tre làm khung đèn.
Chị Thuỷ cho biết, mỗi dịp Trung thu gia đình chị sản xuất khoảng 300 đến 500 chiếc đèn kéo quân.
Đám trẻ nhà ông Vũ Văn Sinh hào hứng với thứ đồ chơi dân gian mà những đứa trẻ khác trên thành phố không hẳn đứa nào cũng biết.
Cậu bé này tỏ ra rất thích thú với chiếc đèn.
Không chỉ cố gắng duy trì nghề, ông Vũ Văn Sinh cũng chú tâm đến việc giảng dạy, truyền nghề cho các thế hệ sau.
Ông Sinh đã làm nghề này từ mấy chục năm nay, thế nhưng giờ đây thu nhập chính của ông lại không phải từ những chiếc đèn, mà gia đình đã phải phát triển thêm nghề làm pháo hoa. Ông cho biết đã tham gia vào rất nhiều lễ hội pháo hoa ở nhiều tỉnh thành, từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh và cả Đà Lạt.
Còn với ông Nguyễn Quyền, người đã có hơn 50 năm gắn bó với chiếc đèn kéo quân truyền thống, giờ đây chỉ đau đáu một điều làm sao để duy trì, truyền nghề được cho con cháu.
Ông Quyền cho biết, công đoạn khó nhất khi làm đèn kéo quân chính là sản xuất chiếc tản gió, phải làm sao để chúng quay được khi có nhiệt từ ngọn nến.
Theo ông Sinh, chơi đèn kéo quân không phải chỉ để chơi vì nó chứa đựng trong đó cả giá trị văn hoá đòi hỏi người chơi cũng phải am tường về văn hoá truyền thống.
Hy vọng những thế hệ này mai sau sẽ vẫn giữ được hình ảnh của chiếc đèn kéo quân.
Khi đồ chơi hiện đại ngày càng tràn ngập thị trường thì những món đồ chơi dân gian dường như lạ lẫm với nhiều đứa trẻ.
Khung đèn đã được trang trí, chờ lắp tản gió là sẽ hoàn thành.
Những chiếc đèn thành phẩm.
Hình ảnh mê hoặc của chiếc đèn kéo quân. Chúng có thể là hình những tướng sĩ, nhân vật lịch sử hoặc những con vật, hoạt động quen thuộc như làm đồng, chọi trâu, đám cưới chuột, con gà, con chim…
Chị Nguyễn Thị Thuỷ, người vừa mới về làm dâu nhà ông Vũ Văn Sinh được hai năm nhưng đã rất thành thạo công việc chế tác những chiếc đèn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.