(HNMO) - Kể từ cuối năm 2015 đến nay, nhiều khu vực tại Tây Nguyên đang hứng chịu một đợt hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều năm qua. Hàng nghìn ha cây công nghiệp, nông nghiệp đang dần chết khô, nguy cơ về một năm mất mùa đang dần hiện hữu.
Hiện tượng El Nino đã khiến Tây Nguyên khô hạn nhiều tháng vừa qua
Chư Pưh (Gia Lai) là huyện có diện tích hồ tiêu lớn nhất tỉnh.
Hạn hán, thiếu nước dẫn đến 1.700ha ha hồ tiêu bị chết khô, chỉ còn trơ lại trụ gỗ và hố trồng
Những diện tích hồ tiêu còn lại cũng đang sống ngắc ngoải vì thiếu nước
Những giếng cạn trơ đáy không thể cứu nổi công sức của đồng bào
Huyện Đắk Hà - Thủ phủ cà phê của Kon Tum cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán
Tính đến thời điểm hiện tại, gần 100ha cà phê toàn huyện Đắk Hà bị mất trắng vì cháy nắng, thiếu nước
Ngoài ra, hàng trăm ha lúa tại Tây Nguyên bị ảnh hưởng do hạn hán
Riêng tại TP Kon Tum, khoảng 200ha lúa đã mất trắng
Vật nuôi tại Tây Nguyên cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiếu nước
Nhiều công trình thủy lợi hiện không còn đủ nước cung cấp tưới tiêu. Một góc hồ Đắk Uy (Kon Tum) cạn trơ đáy
Không để cây trồng bị mất trắng, người dân đầu tư khoan giếng, kéo ống nước từ sông, suối lên tưới rẫy hồ tiêu, cao su
Đốt lửa ngủ đêm giữa rẫy chờ nước tưới...
Tuy nhiên, khi khoan giếng lại gặp toàn đá cứng
Một năm mất mùa đang hiển hiện trước mắt người dân Tây Nguyên
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.