Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tạo cơ hội để hàng nội có chỗ đứng

Thanh Hiền| 03/10/2012 07:51

(HNM) - Kể từ khi thực hiện (năm 2009) đến nay, cuộc vận động (CVĐ)

Hàng Việt Nam ngày càng có uy tín và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Ảnh: Thái Hiền


Các cơ quan quản lý nhà nước đã rà soát, ban hành bổ sung các quy định, cơ chế hỗ trợ khuyến khích sản xuất, tiêu dùng phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các DN đã phát huy vai trò tiên phong trong thực hiện CVĐ, không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Nhiều DN chủ động đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt có chất lượng cao, cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu, chiếm được sự tin yêu của người tiêu dùng (NTD). Nhờ đó, tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt ngày càng cao, thay vì lựa chọn những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài, NTD đã lựa chọn những sản phẩm sản xuất trong nước, từng bước hình thành nét đẹp văn hóa tiêu dùng của mỗi người dân.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai CVĐ vẫn còn những hạn chế cần sớm khắc phục. Một số cán bộ, đảng viên, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, tổ chức và một bộ phận người dân chưa nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, mục đích, nội dung CVĐ, từ đó buông lỏng việc chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện CVĐ ở đơn vị, địa phương. Có ban chỉ đạo CVĐ còn bị động, chưa làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chưa phối hợp đồng bộ với chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong quá trình thực hiện CVĐ. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước, các cơ chế, chính sách chưa thông thoáng; thủ tục hành chính còn rườm rà, gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm tăng chi phí sản xuất và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Công tác quản lý thị trường, thuế, hải quan, chống hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại, hàng không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, vẫn còn những DN chưa nhận thức rõ trách nhiệm trong thực hiện CVĐ, chưa chú trọng đầu tư, nâng cao hàm lượng khoa học - công nghệ, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Thậm chí có DN vẫn giữ tư tưởng làm ăn "chộp giật", đánh mất lòng tin của NTD. Sự liên kết giữa các DN trong cùng lĩnh vực cũng như giữa các lĩnh vực sản xuất và nhà phân phối chưa chặt chẽ...

Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện CVĐ, các cấp có thẩm quyền cần chủ động nắm tình hình và kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, phân phối lưu thông của DN; rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng nội. Tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; tập trung kiểm tra công tác bình ổn giá, chống đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường. Qua khảo sát, nhiều DN đề nghị ban chỉ đạo CVĐ các địa phương nên cung cấp tài liệu để DN tuyên truyền, quảng bá về CVĐ đến cán bộ, nhân viên trong đơn vị và tại các điểm bán hàng, phiên chợ Việt, các chuyến bán hàng lưu động ở vùng sâu, vùng xa trung tâm; hỗ trợ kinh phí vận chuyển, địa điểm... để có điều kiện giảm giá bán tới NTD, nhất là ở vùng nông thôn. Nâng cao vai trò của các hiệp hội và NTD Việt trong CVĐ để các hoạt động có sức lan tỏa sâu rộng. Đồng thời, ưu tiên những sản phẩm nội địa được tham gia cung cấp trong các dự án, chương trình mục tiêu của chính phủ, các địa phương và các dự án cho vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để DN được tham gia sử dụng vốn hỗ trợ chương trình năm 2012. Tăng cường hỗ trợ hoạt động truyền thông cho hàng hóa thương hiệu Việt tại những thị trường trọng điểm, như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các TP lớn khác. Trên cơ sở đó, xem xét đưa hoạt động truyền thông của CVĐ vào chương trình giáo dục phổ thông, vun đắp ý thức sử dụng hàng Việt từ lớp trẻ để CVĐ phát triển sâu rộng, bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tạo cơ hội để hàng nội có chỗ đứng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.