Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tạo áp lực cạnh tranh công bằng cho thị trường viễn thông Việt

N.Hạ| 12/09/2012 17:09

(HNMO)- Chiều nay (12/9), CLB Nhà báo Công nghệ Thông tin Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) đã tổ chức tọa đàm với chủ đề


Cụ thể, Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 hướng tới mục tiêu đảm bảo thị trường viễn thông phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả trên cơ sở tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng lành mạnh. Vì vậy, đối với mỗi thị trường dịch vụ viễn thông quan quan trọng như di động, Internet băng rộng, cố định đường dài và quốc tế phải có ít nhất 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để đảm bảo tính cạnh tranh.

Việc tạo ra thị trường cạnh tranh đối với dịch vụ di động, Internet băng rộng, cố định đường dài và quốc tế sẽ thông qua các chính sách cấp phép, kết nối, kiểm soát bình ổn thị trường và quy hoạch tài nguyên phù hợp. Bên cạnh đó, thông qua những biện pháp này để đảm bảo tránh được sự tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả kinh doanh trên thị trường thấp.

Bản quy hoạch cũng đưa ra mục tiêu sẽ tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp viễn thông nhằm hình thành 3 - 4 tập đoàn, tổng công ty mạnh; hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả hạ tầng cơ sở, nguồn lực và tài nguyên viễn thông một cách hợp lý để chống xu hướng độc quyền hóa trong hoạt động viễn thông.

Sau khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã ra Chỉ thị số 36/CT-BTTTT về việc triển khai quyết định của Thủ tướng trong Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành viễn thông tham gia buổi tọa đàm đã đưa ra hàng loạt quan điểm, ý kiến hữu ích, góp phần xây dựng thị trường viễn thông trong tương lai phát triển hiệu quả nhất

Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, các doanh nghiệp (DN) truyền thông cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp thị trường phát triển bền vững hơn. Các sự kiện lớn xảy ra trên thị trường viễn thông Việt Nam thời gian qua như sự rút lui của mạng di động Beeline vì thua lỗ, EVN Telecom sáp nhập với Viettel cũng vì thua lỗ… là vấn đề tất yếu, tuân theo sự vận động của thị trường. Ở nước ta, tại hầu hết các thị trường dịch vụ, hiện đều có từ 3-4 doanh nghiệp và nhiều hơn thế tham gia cạnh tranh.

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ nhận định thị trường viễn thông Việt Nam những năm qua đã có bước phát triển tốt, nhờ vào việc thay đổi cách thức quản lý nhà nước, tạo ra được tính cạnh tranh và khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến.

Trả lời câu hỏi: “Kịch bản nào là đẹp nhất cho thị trường viễn thông Việt Nam?”, theo ông Thành đó phải là kịch bản tạo được áp lực cạnh tranh thường xuyên. Từ áp lực này, thị trường sẽ tự hình thành được cấu trúc. Ngoài ra, chính sách cổ phần hóa, áp dụng công nghệ mới cũng phù hợp với cam kết mở rộng thị trường viễn thông Việt Nam

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tạo áp lực cạnh tranh công bằng cho thị trường viễn thông Việt

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.