Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tăng chỗ học cho trẻ mầm non

Thống Nhất| 07/04/2011 07:25

(HNM) -  Một trong những kết quả quan trọng được lãnh đạo Bộ GD-ĐT và đồng nghiệp đánh giá cao tại Hội nghị giao ban thi đua về GD-ĐT vùng 7 (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh) vừa diễn ra là sự tích cực của Hà Nội trong việc

Đây là việc làm không đơn giản trong điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên (GV) của ngành học MN còn nhiều thiếu thốn, lại phải đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án phổ cập giáo dục MN 5 tuổi ngay từ năm học 2010-2011 này.

Giờ vui học của các cháu Trường Mầm non Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Khánh Nguyên


Cô giáo được chăm lo

Năm 2011 có dấu ấn quan trọng với ngành học giáo dục MN Hà Nội khi các trường được hưởng định mức mới - tăng từ 2 triệu đồng lên 3,4 triệu đồng/trẻ/năm học. TP Hà Nội cũng đã thông qua cơ chế để hơn 26.000 GV hợp đồng được hưởng các chế độ, chính sách như  viên chức nhà nước. Nhiều đơn vị rốt ráo xây dựng kế hoạch tuyển dụng vào biên chế cho 4.900 GV, chăm lo đội ngũ.

Là một quận mới thành lập, Long Biên được biết đến với nhiều chuyển biến trong việc dành quỹ đất cho giáo dục và cải tạo, xây dựng trường học. Ông Đặng Việt Hà, Trưởng phòng GD-ĐT quận Long Biên cho biết: Trước đây, trình độ dân trí của người dân trên địa bàn thấp, có phường tới 20% dân số mù chữ. Chính vì vậy, việc dành đất xây trường được đặc biệt quan tâm và nhận được sự đồng thuận của tất cả các cấp. Hiện nay, hầu hết các trường từ MN, tiểu học tới THCS trên địa bàn đã được đầu tư cải tạo hoặc chuyển địa điểm mới để xây dựng theo hướng đồng bộ, đạt chuẩn quốc gia. Chỉ riêng kinh phí dành cho bậc học MN từ nay tới năm 2015 là 700 tỷ đồng. Đây cũng là đơn vị đi tiên phong trong việc đề xuất cho GV MN hợp đồng được tăng lương. Sự chênh lệch về thu nhập giữa GV biên chế và hợp đồng phần nào được giảm bớt, tạo khí thế thi đua sôi nổi. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong khi chờ quyết sách mạnh mẽ từ các cấp quản lý trong việc chăm lo điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho GV MN, Cầu Giấy là đơn vị đầu tiên trên địa bàn TP thực hiện việc tính thêm giờ cho GV các trường MN. Theo đó, mỗi GV được tính thêm 1 giờ làm việc hằng ngày, số tiền tăng thêm không lớn nhưng là sự động viên kịp thời với họ.

Còn huyện Thanh Trì lại tập trung chăm lo điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp cho GV yên tâm công tác. Từ chỗ không có trường nào đạt chuẩn vào năm 2004, đến nay trên địa bàn huyện đã có 8 trường đạt chuẩn. Kết quả ấy có được là nhờ quyết tâm của các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn trong việc thu gom điểm lẻ, cải tạo các khu trung tâm khang trang, tạo điều kiện tốt nhất cho cô và trẻ dạy - học. Năm 2011 này, Thanh Trì phấn đấu có thêm 2-3 trường đạt chuẩn quốc gia và xóa bỏ hết điểm lẻ trên địa bàn.

Thêm nhiều con trẻ được đến lớp
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng phòng Giáo dục MN (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết: Để tạo quyền lợi cho mọi trẻ được đi học, đáp ứng nhu cầu gửi con ngày càng cao của người dân, Hà Nội luôn chú trọng vai trò nòng cốt của các trường công lập. Vì thế, trên địa bàn TP hiện có tới hơn 80% các trường thuộc loại hình trường công lập. Thống kê tới năm học 2010-2011, Hà Nội có hơn 86% số trẻ được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục MN được hưởng định mức từ ngân sách Nhà nước.

Tính đến nay, quy mô giáo dục MN Hà Nội đã mở rộng với 837 trường MN, tăng hơn 10 trường so với cùng kỳ năm học 2009-2010. Ngoài ra, trên địa bàn TP hiện còn có 11.909 nhóm, lớp, tăng hơn so với cùng kỳ năm học trước gần 1.200 nhóm, lớp. Nhờ thế, số trẻ được ra lớp ở mọi độ tuổi cũng tăng gần 32.000 trẻ. Tuy vậy, Hà Nội vẫn đang phải giải quyết mâu thuẫn giữa điều kiện cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn và nhu cầu gửi trẻ ngày càng tăng.

Không chỉ chú trọng tới việc huy động số lượng trẻ ra lớp, tỷ lệ trẻ từng độ tuổi cũng được lãnh đạo ngành chú ý với mục tiêu được đặt ra ngay từ đầu năm học là ưu tiên chỗ học cho trẻ 5 tuổi, đồng thời phát triển số lượng trẻ ở các độ tuổi nhỏ hơn. Thống kê trong năm học 2010-2011 cho thấy, tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đã đạt 100%, tương đương với gần 104.000 trẻ. Với trẻ dưới 5 tuổi, Hà Nội tập trung vào việc quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh. Hiện 100% số trường MN ngoài công lập trên địa bàn TP đã đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục, bảo đảm an toàn cho trẻ và được cấp phép hoạt động. Tỷ lệ này ở các nhóm, lớp là 80%. Quan điểm chỉ đạo là khuyến khích sự phát triển của hệ thống trường, hạn chế sự gia tăng của các nhóm, lớp nhỏ lẻ.

Với sự chung tay của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu phổ cập cho trẻ 5 tuổi ngay trong năm học đầu tiên thực hiện Đề án, thu hút gần 189.000 trẻ MN 3-4 tuổi ra lớp, tăng hơn 28.000 trẻ so với cùng kỳ năm học trước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng chỗ học cho trẻ mầm non

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.