Ngày 15/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Trần Văn Hiệp (SN 1971, trú quận Tây Hồ, Hà Nội, có 2 tiền án, 4 tiền sự,) về tội “Làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Do túng quẫn về kinh tế, nhiều người đã phải tìm đến các đường dây bán thận. Ảnh minh họa |
Kết luận điều tra xác định, khoảng tháng 3/2015, N.T.X (trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) đã tìm gặp Hiệp để nhờ tìm người hiến thận cho con trai vì nghĩ rằng Hiệp làm nghề lái taxi tại khu vực cổng BV Việt Đức nên quen biết với nhiều người có nhu cầu ghép thận, hiến thận. Ngay lập tức Hiệp nhận lời và thỏa thuận nếu Hiệp tìm được người bán thận thì bà X phải trả cho Hiệp 300 triệu đồng, trong đó bao gồm các khoản chi phí cho người hiến thận, còn các chi phí trong quá trình ghép thận bà X chịu.
Theo đó, Hiệp đã nhờ một người tên là Chánh (quen qua mạng xã hội, chưa xác định được địa chỉ cụ thể) tìm giúp người hiến thận. Sau đó, Chánh giới thiệu Hiệp liên hệ với T.V.K (SN1990, quê Phú Thọ) - người có nhu cầu bán thận để giải quyết khó khăn về kinh tế cho gia đình. Nghe Hiệp hứa trả 150 triệu đồng để mua thận, K đồng ý và bắt xe xuống Hà Nội. Sau khi đưa Hiệp đi thực hiện các xét nghiệm cần thiết, thấy chỉ số phù hợp với con trai bà X, nên Hiệp dẫn K đến gặp người phụ nữ này. Chưa tin tưởng, bà X yêu cầu K phải thực hiện xét nghiệm một lần nữa tại BV Việt Đức, thấy kết quả như mong đợi, bà X đã “tạm ứng” trước cho Hiệp 50 triệu đồng.
Theo quy định, khi ghép thận cần phải có người ruột thịt của người hiến tạng đồng ý, ký xác nhận. Nhưng do K giấu gia đình đi bán thận, nên Hiệp đã thuê bà T.T.R (ở huyện Ứng Hoà, Hà Nội) đóng giả là mẹ của K. Hiệp yêu cầu bà R và K cung cấp ảnh, sổ hộ khẩu, cùng giấy tờ tuỳ thân để Hiệp làm giấy tờ giả cho hai người là mẹ con. Sau đó, Hiệp thuê Trần Văn Tuyến (SN 1980, ở quận Hà Đông, Hà Nội, là kỹ sư thuộc một đơn vị của Bộ Quốc phòng) làm giả các giấy tờ thân nhân của K. Đến tháng 5/2015, sau khi có hồ sơ do Tuyến cung cấp, Hiệp đã gặp K và bà X thống nhất cách trả lời thông tin khi bệnh viện phỏng vấn rồi nộp hồ sơ vào BV Việt Đức. Trong thời gian chờ bệnh viện xếp lịch để thực hiện ca ghép thận giữa K và con trai bà X thì cơ quan công an phát hiện.
Trong vụ án này, cơ quan cảnh sát điều tra đã tách vụ án chuyển hồ sơ liên quan đến Trần Văn Tuyến tới cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng để tiếp tục điều tra xử lý sau. Đối với hành vi của K và bà R chưa đủ cấu thành tội phạm nên CQĐT không xử lý hình sự.
Trước đó, vào tháng 7/2015, Cục CSHS - Bộ Công an cũng đã khởi tố, bắt giam Nguyễn Việt Dũng (trú tại Hải Phòng) về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Cùng bị điều tra với Dũng còn có Lê Thị Yến (trú tại TP Nam Định). Dũng và đồng bọn chuyên làm giấy tờ giả không phải để bán mà nhằm mục đích hợp pháp hóa cho những phi vụ môi giới bán thận kiếm bộn tiền của nhóm này.
Đáng chú ý, vài năm trước do túng quẫn về kinh tế nên Dũng cũng đã phải bán một quả thận của mình, còn bà Yến là người có con đã được ghép thận. Chính vì vậy, cả Dũng và bà Yến đều biết rất rõ nhu cầu trong việc mua và bán thận. Từ đó, hai đối tượng đã móc nối với nhau hình thành đường dây môi giới mua bán thận cho những người có nhu cầu ghép thận tại BV Trung ương Huế. Vai trò của bà Yến là biết ai có nhu cầu muốn mua thận để ghép hoặc bán thì liên hệ với Dũng để tìm người bán, hoặc mua. Khi có “đơn hàng”, Dũng hét giá từ 150 triệu đồng – 200 triệu đồng/quả thận. Ngoài việc môi giới bán thận, Dũng còn làm giả hồ sơ, giấy tờ của cơ quan nhà nước cho một số ca ghép thận dưới danh nghĩa hiến tặng, nhưng thực tế là mua bán.
Theo quy định, khi ghép thận cần phải có người ruột thịt của người hiến tạng đồng ý, ký xác nhận. Nhưng do K giấu gia đình đi bán thận, nên Hiệp đã thuê bà T.T.R (ở huyện Ứng Hoà, Hà Nội) đóng giả là mẹ của K. Hiệp yêu cầu bà R và K cung cấp ảnh, sổ hộ khẩu, cùng giấy tờ tuỳ thân để Hiệp làm giấy tờ giả cho hai người là mẹ con. |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.