Nhà khoa học Hy Lạp cổ ở thế kỷ IV trước Công nguyên Yalishiduo cho rằng, lưỡi phân nhánh là rắn có thể 2 lần thưởng thức vị ngon của thức ăn. Người Ấn Độ cổ lại nhận định rằng, chiếc lưỡi này thật tuyệt diệu, giống như chiếc khiên tấn công vào con mồi, giống như ống nước hút từ trong ra và có thể có khả năng thôi miên con mồi. Những cách nhận xét này chưa có căn cứ khoa học nào.
Gần đây, nhà động vật học người Mỹ Shiwenke đã nghiên cứu vấn đề này, ông phát hiện ra rằng lưỡi phân nhánh của rắn không chỉ là cơ quan vị giác, mà còn là một công cụ định vị đặc biệt. Nó có thể phân biệt phương hướng cũng giống như 2 tai của con người, có tác dụng phân biệt được âm thanh từ hướng nào tới. Rắn dựa vào 2 nhánh cạnh lưỡi để cảm nhận thông tin từ con mồi, từ đó có thể xác định được vị trí con mồi, lập tức truy đuổi. Thử nghiệm đã chứng minh rằng, nếu như cắt bỏ 2 đầu lưỡi nhỏ của rắn, nó sẽ mất đi khả năng truy tìm mùi, thậm chí còn bị lạc hướng, cứ vòng vo trên mặt đất.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.