Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tác dụng chữa bệnh của quýt

THUHANG| 28/08/2003 11:57

Tôi thường thấy trong đông y người ta dùng vỏ quýt (trần bì) để chữa bệnh. Vậy ngoài vỏ, quýt còn tác dụng gì nữa không? Nguyễn Văn Sĩ - Từ Liêm, Hà Nội

- Tôi thường thấy trong đông y người ta dùng vỏ quýt (trần bì) để chữa bệnh. Vậy ngoài vỏ, quýt còn tác dụng gì nữa không?

Nguyễn Văn Sĩ - Từ Liêm, Hà Nội

- Vỏ quýt là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh, nó có tác dụng điều hòa khí bổ tỳ, chữa thấp tiêu đờm, ra mồ hôi, điều tiết hoạt động của tỳ vị, glucôxit được chiết xuất từ vỏ quýt có hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch máu... Vỏ quýt thường được phơi khô để dùng dần trong đông y. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta đốt vỏ quýt trong nhà để khử mùi hôi, tạo sự ấm áp cho căn nhà. Vỏ quýt tươi còn được băm nhỏ trong món chả rươi không chỉ giúp ngon miệng mà còn để khử tanh, lạnh và dễ tiêu hóa vì rươi rất nhiều đạm.

Quả quýt chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Ngoài ra còn có nhiều loại nguyên tố như axit amin, canxi, phốtpho, sắt. Đối với những người mắc bệnh mạch vành, ăn nhiều quýt có thể nâng cao khả năng giải độc trong gan, tăng cường sự chuyển hóa cholesterol trong máu.

Xơ quýt (màng bao ngoài múi quýt) còn gọi là quất lạc giúp tiêu đờm, lưu thông máu, có thể chữa các bệnh ho, đau tức ngực, ngoài ra còn tốt cho đường ruột, đại tràng.

Hạt quýt có thể điều khí trị đau, tan hạch, có thể trị bệnh sa đì. Hạt quýt còn là vị thuốc kết hợp với lá bạc hà để chữa ho.

Lá quýt, vỏ xanh của quả còn có khả năng làm u thoáng gan, giải các chất tích trong gan, thông khí tan hạch.

Quýt là một vị thuốc quý nhưng không nên ănquá nhiều vì ăn nhiều thì hàm lượng carotin trong máu cao, mà hàm lượng carotin quá nhiều bị hấp thu vào máu sẽ làm cho da vàng, đầu tiên là các ngón tay, sau lan ra toàn thân và mặt, kèm theo buồn non và ói mửa, ăn kém. Điều này dễ bị hiểu lầm là viêm gan nên cần để ý phân biệt. Uống nhiều nước sẽ giúp cho quá trình bài tiết carotin diễn ra nhanh chóng.

Trước và sau khi ăn quýt không nên uống sữa vì chất protein ở sữa gặp chất keo ở quýt sẽ đông cứng lại, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ. Khi đói cũng không nên ăn quýt vì axit hữu cơ trong quýt tác động lên niêm mạc dạ dày làm viêm dạ dày hoặc làm nhu động dạ dày hoạt động khác thường, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn.

Lý Anh

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tác dụng chữa bệnh của quýt

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.