Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sức sống mới ở Tân Lập

TUANPHONG| 16/09/2008 06:46

(HNM) - Về Thủ đô, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng đã định hình vóc dáng mới bởi chẳng còn lâu nữa khi con đường Hoàng Quốc Việt kéo dài chạy qua, Khu đô thị mới Tân Tây Đô và Tây Nam, Dự án Nhà máy nước Long Long hoàn thành, cuộc sống nơi đây sẽ tiếp tục đổi thay về mọi mặt.

Các dự án xây dựng tại xã Tân Lập đang được gấp rút hoàn thiện.

(HNM) - Về Thủ đô, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng đã định hình vóc dáng mới bởi chẳng còn lâu nữa khi con đường Hoàng Quốc Việt kéo dài chạy qua, Khu đô thị mới Tân Tây Đô và Tây Nam, Dự án Nhà máy nước Long Long hoàn thành, cuộc sống nơi đây sẽ tiếp tục đổi thay về mọi mặt. Một sức sống mới với những niềm vui mới đang tràn ngập khắp làng quê, ngõ xóm...

Nhớ ngày nào….

Chúng tôi về xã Tân Lập vào một ngày đầu tháng chín. Dọc con đường vào UBND xã là màu xanh dịu mát của lúa non và hoa mầu. Toàn bộ đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa phong quang sạch sẽ. Những ngôi nhà cao tầng mái ngói đỏ au, mọc lên san sát.

Nhớ lại những ngày xã còn nghèo, anh Nguyễn Xuân Cơ-dânTân Lập chính gốc, hiện là Phó Chủ tịch UBND xãtrầm ngâm: “Đời sống của dân xã tôi chỉ mới khấm khá chục năm trở lại đây, trước nữathì nghèo lắm”.

Tân Lập là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Đan Phượng. Tiếng là nằm ở cửa ngõ phía Tây Thủ đô nhưng những năm 90 trở về trước, dân trong xã, nhà nào giàu thì chỉ đủ ăn, còn lại thì bữa no, bữa đói. Hồi đó nhiều xã lân cận có đến hàng chục nhà hai tầng thì Tân Lập chỉ có 3 nhà, còn lại là nhà tranh vách đất và nhà cổ cha ông để lại. Khu vực làm việc củaĐảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ, công an, xã đội… là công trình “hoành tráng” nhất của xã cũng chỉ là dãy nhà một tầngquét vôi bạc phếch.

Đường làng, ngõ xóm, mỗi khi mưa to, đất gặp nước nhão nhoét, đi lại vô cùng khó khăn nhưng cũng chẳng ai nghĩ đến tu sửa hay làm lại. Cái ăn còn chưa đủ thì làm sao dám tính đến chuyện góp sức, góp của làm đường sá. Những năm đó, dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và nghề dệt. Đất nông nghiệp thì ít, thu nhập từ lúa chẳng được bao nhiêu, trong khi nghề dệt chỉ đem lại thua lỗ vì không tiêu thụ được sản phẩm. Ngoài hai nghề này ra, người dân chẳng biết làm gì khác nên mới nghèo.

Diện mạo mới, sức sống mới

Từkhi Nhà nước có cơ chế mở cửa, cho phép chuyển dịch cơ cấu sản xuất thì Tân Lập chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, động viên, hướng dẫn bà con sản xuất các loại cây có giá trị kinh tế cao như trồng hoa, rau sạch, cây cảnh và nấm; khuyến khích chăn nuôi gia cầm theo hướng bán công nghiệp, phát triển sản xuất CN-TTCN.Bước đột phá rõ nét nhất ở Tân Lập là đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang thị trường Nga, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan và Séc... Chỉ vài năm sau, người đi lao động xuất khẩu đã gửi tiền về xây dựng nhà cửa, làm vốn sản xuất xóa nghèo. Năm 2000, chính quyền xã đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết lao động việc làm để liên hệ với các đơn vị, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, đưa được 550 lao độngra nước ngoài làm việc.

Vừa phát triển các loại hình kinh tế tại chỗ vừa đẩy mạnh giải quyết việc làm, cuộc sống của người dân đã đổi thay. Số hộ nghèo ngày một ít đi. Tân Lập có 3.770 hộ với 14.540 nhân khẩu, thì số hộ khá, giàu chiếm khoảng 30%, hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 5,38%. Số hộ có các phương tiện nghe nhìn đạt trên 95%, số hộ có xe máy ngày một nhiều. Cả xã có 30 đơn vị kinh doanh, bảo đảm công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài xã. Không còn gia đình nào phải sống trong nhà tạm. Cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn thiện, trường tiểu học và THCS đã được tầng hóa, trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia. Bình quân thu nhập của người dân đạt 8,3 triệu đồng/người/năm. Hiện nay xã được xếp vào tốp 5 xã giàu của huyện Đan Phượng.

Phó Chủ tịch Nguyễn XuânCơ cho biết, xã được như hôm nay là nhờ làm tốtcông tác cán bộ. Cán bộ xã ngoài trình độ năng lực mọi mặt còn phải có cái tâm.Từ năm 1991 đến nay Tân Lập đã nhiều lần tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất cho dân để lấy tiền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngnhưng chưa để xảy ra hiện tượng lợi dụng trục lợi. “Nhà cửa, đất đai mà chúng tôi đang có đều là của ông cha, tổ tiên để lại, chứ chẳng ai lạm dụng chức vụ để tư lợi cả”, anh Cơ tâm sự. Chính nhờ sự tận tâm, tận lực, không vụ lợi này nên người dân rất tin tưởng vào tập thể lãnh đạo của Đảng ủy, UBND. Người dân được tham gia bàn bạc dân chủ những công việc liên quan đến đời sống, việc làm và thường nhất trí cao với các chủ trương, chính sách của xã trong công cuộc đổi mới và phát triển. Chủ tịch xã Nguyễn Hữu Tiến nói một cách chân chất nhưng đầy phấn khởi “Mừng nhất là các cuộc họp với dân, tất cả mọi người đều đến đông đủ và đóng góp được nhiều ý kiến tốt, tạo nên một sự nhất trí cao trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của địa phương...

Chúng tôi rời Tân Lập khi mặt trờiđứng bóng. Một vùng quê ngoại thành Hà nội đang khởi sắc lùi xa dần. Tôi chợt nhớ vẻ mặt hồ hởi của anh Cơ khi anh khoe về những dự án Khu đô thị mới Tân Tây Đô và Tây Nam, Dự án Nhà máy nước Long Long... đã, đang và sẽ được triển khai ở Tân Lập. Tôi biết trong tương lai không xa Tân Lập sẽ còn giàu và đẹp hơn nữa.

Quỳnh Anh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sức sống mới ở Tân Lập

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.