Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sự tàn phá ngoài sức tưởng tượng của tivi

Theo Vietnamnet| 29/06/2011 15:07

Không cho trẻ xem tivi đã được nhiều người nói đến, là bởi vì, đối thoại một chiều, trẻ chỉ có nghe mà không đối đáp lại, nên trẻ trở nên chậm biết nói. Không những vậy, cần phải biết một việc nguy hiểm sâu sắc hơn, đó là nguy hiểm vì bị khắc ấn.


Trẻ xem ti vi nhiều có thể bị tự kỷ

Nói về tính quyết định từ các ấn tượng nhận được từ thế giới bên ngoài đầu tiên của trẻ sơ sinh, học giả so sánh vận động người Úc tên Lorenz đã nói: “Học tập của động vật (kể cả người), nhất là học tập khi mới ra đời, là hiện tượng gọi là khắc ấn (ghi sâu vào trí não)".

Ví dụ như, loài chim như vịt trời, ngỗng, vịt (là loài chim vừa ra khỏi vỏ trứng đã có đầy đủ lông khắp mình và bước đi bằng chân được) thì có bản năng đi theo vật gì di động trước mắt nó khi nó vừa ra khỏi vỏ trứng. Đối với gà con, cái vật di động đầu tiên nó nhìn thấy thường là gà mẹ.

Qui luật khắc ấn mà Lorenz nói có một ý nghĩa to lớn. Vì nó đúng với cả con của người. Trong môi trường mà trẻ được sinh ra, đâu cũng có Ti vi. Nếu cho trẻ 1 tháng rưỡi tuổi nghe bằng tai, nhìn bằng mắt cái ti vi đang bật, trẻ sẽ khắc ấn các hình ảnh/âm thanh của TV ngay.

Như vậy, trẻ không còn phản ứng với tiếng nói thật của người mẹ, mẹ có cho xem, có nói chuyện cho nghe, có hát cho nghe thì trẻ cũng không phản ứng nữa.

Với những trẻ em này, đến 2, 3 tuổi thường có những biểu hiện sinh hoạt như sau : 1- Không nói 2- Không nhìn vào ánh mắt của mẹ 3- Quá hiếu động, không thể ngồi yên 4- Thích chương trình quảng cáo của Tivi, hát các bài hát quảng cáo 5- Khó tự lập. Không tự làm các việc xung quanh của mình 6- Không biết thế nào là nguy hiểm 7- thích máy móc, nhanh nhớ các thao tác 8- biểu hiện một số ưu việt về tri thức.

Việc khắc ấn của TV vào đầu óc trẻ như vậy, sẽ tiếp diễn tới khi trẻ được 2 tuổi. Với trẻ 2 tuổi, mỗi ngày cho xem TV 5,6 tiếng đồng hồ, cũng có xu hướng trở thành những trẻ như kể trên.

Không cho trẻ xem TV đã được nhiều người nói đến, là bởi vì, đối thoại một chiều, trẻ chỉ có nghe mà không đối đáp lại, nên trẻ trở nên chậm biết nói. Không những vậy, cần phải biết một việc nguy hiểm sâu sắc hơn, đó là nguy hiểm vì bị khắc ấn.

Với những trẻ như vậy, không có phản ứng với giọng thật của người mẹ, thì chữa trị bằng cách, cho trẻ nghe băng cát sét lặp đi lặp lại câu “Bé ... ơi” “Bé... ơi”, dần dần bé có phản ứng lại khi được gọi tên như vậy, mở đường để mẹ con nói chuyện với nhau. Qua đây, chúng ta cũng học được tầm quan trọng của KHẮC ẤN.

Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh xem TV. Cho trẻ sơ sinh xem TV là phá hoại cấu tạo đại não của trẻ- đoàn giáo sư đại học quốc gia Úc đã phát biểu như vậy. Hơn nữa, có cảnh báo rằng, từ màn hình TV điện 220V phóng ra tia âm cực có hại với phần lá não trước của người (là phần khả năng tư duy), tích nhiều tia âm cực lại, khoảng vài chục năm sau sẽ sinh ra bệnh máu trắng.

Ở Nhật, cũng có kết quả nghiên cứu rằng, nếu cũng cho trẻ sơ sinh xem TV, hại đại não, có khuynh hướng trẻ bị tự kỷ cao. “Xin đừng gửi con cho TV”.


Đừng quên phát triển thị giác



Theo thống kê, có tới 80% các bà mẹ cho trẻ nghe băng cát sét, CD nhạc. Thế nhưng, hầu hết các bà mẹ lại chưa để tâm tới việc cho trẻ xem những bức tranh đẹp nổi tiếng.

Dạy bằng tranh cũng là việc phải bắt đầu làm ngay sau khi trẻ ra đời. Đồng thời với lúc trẻ nghe tiếng nói xung quanh để nhớ ngôn từ thì cũng phải tạo môi trường có nhiều tranh vẽ để bé được nhìn thấy.

Từ khi mắt có thể nhìn thấy, mắt của trẻ chịu ảnh hưởng sắc thái nhìn thấy được đó, vì thế từ lúc nào không biết, các họa sĩ thấm vào mình những màu sắc địa phương của nơi sinh của mình. Họa sỹ sinh ra ở vùng Hokkaidou có cách biểu hiện sắc thái của vùng đó. Môi trường bao quanh trẻ nhỏ có một ý nghĩa to lớn như vậy.

Trẻ mới sinh, chịu ảnh hưởng sắc thái phản ánh vào mắt của bé một cách vô thức. Đồ đạc trong phòng đều có màu sắc, phản xạ ánh nắng mặt trời, làm thay đổi màu sắc của không gian trong phòng. Ở trong phòng không có gì mà chỉ đặt một bức tranh, quang cảnh căn phòng cũng khác đi, nhưng đây không phải là đồ vật mang tính tâm lý, mà là ở khía cạnh ánh sáng phản chiếu từ bức tranh.

Người lớn không để ý đến tia phản chiếu này, nhưng trẻ nhỏ và các họa sỹ xuất sắc lại có khả năng nhận thấy và phân biệt các tia phản chiếu này. Trẻ nhỏ với khả năng tiềm tài, rất mẫn cảm để nhận thấy màu sắc của không gian.

Nên treo những bức tranh nổi tiếng trong phòng, kể cả tranh phục chế cũng được. Sau mỗi tháng lại thay đổi, cho trẻ nhìn được nhiều bức tranh khác nhau. Vào giai đoạn đầu tiên này, cho bé xem những tác phẩm lớn là rất quan trọng. Khoảng từ 4 tháng tuổi trở lên, chúng ta cho trẻ sách tranh. Sách tranh cho trẻ lúc này phải là những cuốn có in/vẽ tranh với màu sắc tươi đẹp.

Lời viết của sách thì nên là những dòng chữ như thơ thì hơn. Tác dụng kép của màu sắc đẹp và sắp chữ đẹp sẽ mở ra trong đầu óc trẻ những nếp nhăn phản hồi ưu tú. Những cuốn sách cho trẻ thời kỳ này, không nhất thiết là những cuốn có nội dung phù hợp lứa tuổi em bé, có thể là những cuốn sưu tập xuất sắc cũng rất nên. Cái quan trọng trong thời kỳ này, là phải kích hoạt đồng thời cả Thị Giác và Thính Giác của trẻ.

Nên vừa cho bé xem tranh trong sách, vừa cho bé nghe hát, nghe thơ, nghe kể chuyện. Đây là những việc rất quan trọng! Một điểm cần lưu ý nữa là, lặp đi lặp lại những công việc này. Vợ chồng Storner người Mỹ có con 9 tuổi thi đỗ đại học đã lặp đi lặp lại việc cho con mình lúc mới sinh tới 1 tháng nghe 10 dòng thơ hay.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Sự tàn phá ngoài sức tưởng tượng của tivi

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.