Động vật muốn tồn tại trong sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng. Hai là khả năng trữ nước, vì khi rời khỏi nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết.
Về cả hai phương diện trên thì thằn lằn có thể coi là một điển hình sống mãnh liệt: Phần trước tứ chi của nó mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể đi lại thoải mái trên cát. Khi màn đêm buông xuống, sương bao phủ, cái lưỡi dài của nó liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên ô tô vậy.
Về phương thức vận động, rắn lao "nhập gia tùy tục" bằng một kiểu di chuyển không giống ai: Để không bị cát chôn vùi bất cứ lúc nào, nó cong người sang trái, phải hết mức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, hình thành nên thói quen vận động nghiêng.
Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh có những đặc điểm để thu gom các giọt nước một cách tối đa. Mỗi khi sương xuống nó lại bò lên đỉnh cồn cát, quay lưng về phía có sương từ biển thổi tới, đuôi của nó vểnh lên cao, làm cho thân của nó nghiêng sang một bên. Sương gặp cơ thể lạnh buốt của con vật sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, những giọt nước này men theo lưng, trượt vào miệng thằn lằn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.