Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sống đẹp vì cộng đồng

Thành Nam| 28/11/2010 07:30

(HNM) - Sống chung với căn bệnh máu trắng hiểm nghèo, nhưng chàng trai Vũ Trường An (SN 1986) vẫn đóng góp tích cực cho hoạt động tình nguyện và là một trong bốn gương mặt trẻ vừa được chương trình

Sinh ra ở vùng quê xã Khánh Nhạc (huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), gia đình có 6 anh em, bố mẹ làm ruộng, đời sống khó khăn. Nhà nghèo, nhưng An là người ham học, học giỏi và là người duy nhất trong họ thi đỗ ĐH Thái Nguyên và được nhận học bổng du học tại Trường Đại học Quốc gia Tula (Nga) năm 2005. Tháng 5-2010, khi đang là sinh viên năm cuối với tương lai ngời sáng và những hoài bão, dự án lớn lao phía trước, An được phát hiện mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo - bệnh máu trắng. An đã phải lựa chọn trở về Việt Nam bởi ở lại Nga không có người thân chăm sóc, chi phí chữa bệnh rất tốn kém.

Biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, An đã thật sự choáng váng, chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc chương trình đại học và bước vào học thạc sĩ. Được người thân, bạn bè động viên An đã gượng dậy. An nói với bố mẹ "Điều không quan trọng là sống như thế nào. Vì vậy con sẽ cố gắng sống một cuộc sống có ý nghĩa, có thể giúp đỡ được nhiều người. Và con sẽ không đầu hàng, con sẽ chiến đấu tới cùng với căn bệnh này". Bố mẹ em đã bớt suy sụp và cùng giúp đỡ em hơn - Vũ Trường An chia sẻ.

Lúc phát hiện mình bị bệnh, An đang cùng các bạn thực hiện dự án dạy tiếng Nga cho người Việt và Festival quảng bá hình ảnh Hà Nội - Việt Nam, như Tuần triển lãm văn hóa Hà Nội, Hội chợ ẩm thực món ăn Việt, Triển lãm tư liệu lịch sử, tái hiện các trò chơi dân gian... tại Tula. Đây là hoạt động có ý nghĩa, không chỉ giới thiệu về văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, mà còn tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng người Việt ở nước Nga. Bằng nghị lực và quyết tâm của mình, bị liệt nửa người, nằm trên gường bệnh, An vẫn kết nối internet trò chuyện với các bạn tình nguyện viên ở TP Tula để bàn bạc, tiếp tục thực hiện dự án còn dang dở. Vũ Trường An cho biết: TP Tula có hơn 1.000 người Việt sinh sống, buôn bán và gần 200 du học sinh. Tuy nhiên, do nhiều người Việt chủ yếu sang Nga buôn bán, lại không giỏi tiếng Nga dẫn đến nhiều bất đồng, vì thế dự án dạy tiếng Nga đã được đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt tại Nga ủng hộ.

"Cuộc đời rất tươi đẹp, được sống đã là điều may mắn nên em luôn cố gắng nâng niu, trân trọng và sống có ý nghĩa từng ngày. Em chỉ mong muốn sức khỏe ổn định và sớm quay trở lại nước Nga để kết thúc khóa học, sau đó về Việt Nam làm việc, đỡ thêm bố mẹ phần nào kinh phí điều trị bệnh cho em"- An nói vậy.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Sống đẹp vì cộng đồng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.