Thời tiết nắng nóng kéo dài nên mỗi khi ra ngoài hoặc đứng dưới ánh nắng quá lâu, tôi thường bị khó thở, chóng mặt, đỏ mặt, da nóng bừng. Xin hỏi bác sĩ đây có phải hiện tượng say nắng không? Khi bị say nắng nên sơ cứu như thế nào? Văn Dương (Láng Hạ, Hà Nội)
Thời tiết nắng nóng kéo dài nên mỗi khi ra ngoài hoặc đứng dưới ánh nắng quá lâu, tôi thường bị khó thở, chóng mặt, đỏ mặt, da nóng bừng. Xin hỏi bác sĩ đây có phải hiện tượng say nắng không? Khi bị say nắng nên sơ cứu như thế nào?
Văn Dương (Láng Hạ, Hà Nội)
- Những biểu hiện của say nắng thường là chóng mặt, đỏ mặt, mệt mỏi… Nếu bị nặng hơn, người say nắng có thể sốt cao trên 39-40 độ C, lúc đầu thở sâu, mạch nhanh, sau đó là thở nông và mạch yếu, đồng tử giãn, lú lẫn, mê sảng, co giật, ngất. Say nắng thường thấy da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Đó là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Do đó, khi gặp một người bị say nắng, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp cấp cứu như: Làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách đưa ngay vào chỗ thoáng mát, dùng quạt mát, đặt nạn nhân nằm ngửa, gác chân lên cao. Cho người bệnh uống nước lạnh có pha muối, tốt nhất là cho uống dung dịch oresol hoặc các loại nước trái cây như: Nước chanh, nước cam, nước chè tươi, cà phê, nước rau muống luộc... Dùng khăn hay quần áo thấm nước đá chườm lạnh khắp người cho nạn nhân, nhất là ở cổ, nách, háng. Nếu qua các biện pháp sơ cứu mà nạn nhân sốt tăng, bị nôn liên tục, đau ngực, khó thở, đau bụng, bất tỉnh thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện, cơ sở y tế nơi gần nhất.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.