(HNM) - Cuối tuần, báo chí
Khu Liên hợp thể thao Mỹ Đình có nhiều sân bóng đá, đáng kể nhất là sân chính có sức chứa 4 vạn chỗ ngồi, nơi các đội tuyển bóng đá của Việt Nam và nước ngoài thường thi đấu. Ngoài sân chính còn có sân phụ, nơi cho các đội tuyển luyện tập trước ngày thi đấu, hoặc các CLB bóng đá Việt Nam luyện tập trước khi vào giải vô địch quốc gia. Với sân chính, ngay cả khi được chọn là nơi diễn ra các giải quốc tế quan trọng thì không phải đội tuyển quốc gia nào cũng có thể vào sân này tùy ý. Phải có lịch tập làm quen sân, quen đèn, không được sự đồng ý của BTC giải và Ban Quản lý sân thì không thể vào được, đội tuyển Việt Nam cũng không được hưởng sự ngoại lệ. Nói thế để thấy "vẻ vang thay" cho mấy tay golf nghiệp dư ngày nào cũng có thể vào sân vận động quốc gia mà chạy nhảy.
Từ chuyện ở sân vận động quốc gia Mỹ Đình lại nghĩ về cách thức sử dụng Nhà hát Lớn - Hà Nội lâu nay. Một nhà hát được coi là biểu tượng quốc gia như Nhà hát Lớn - Hà Nội, nơi được xây dựng với kiến trúc đặc biệt phù hợp với việc tổ chức các buổi hòa nhạc quan trọng, nhẽ ra phải được ưu tiên cho các sự kiện nghệ thuật bác học lớn. Nhiều người hiểu rõ điều đó chứ không chỉ riêng ai, vậy mà ở cái nơi sang trọng nhường ấy lại thường xuyên diễn ra những sự kiện "làng nhàng", thậm chí là chả liên quan gì đến nghệ thuật. Từ nhạc "sến" đến nghệ thuật thử nghiệm, từ lễ kỷ niệm ngày thành lập đến... hội nghị khách hàng của một đơn vị kinh doanh nào đó... Cứ trả đủ tiền thuê mặt bằng là vào được.
Sao lại xem nhẹ thương hiệu quốc gia đến thế?
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.