Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sao lại cười?

NGƯỜI XÂY DỰNG| 22/03/2015 06:56

(HNM) - Ngày 17-3, Người Xây Dựng có cuộc hẹn với nhóm bạn thân thời sinh viên. Lâu ngày không gặp, mỗi người mỗi chuyện, thật rôm rả... Đang cao hứng, bỗng một cô bạn tỏ vẻ nghiêm trọng nói:


- Này, tôi có câu chuyện về ông sếp của tôi, các bạn nghe rồi tự đánh giá nhé!

Chuyện là, cơ quan chị có một ông sếp người nước ngoài mới sang Việt Nam làm việc được vài tháng. Ông này rất chăm chỉ học hỏi, vì vậy chỉ một thời gian ngắn đã có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Việt. Thế nhưng, ông ấy cứ thắc mắc là: Ở nhiều nơi, nhất là tại các cửa hàng hay quán ăn, mọi người cười "ruồi" khi ông đang cố gắng giao tiếp bằng tiếng Việt? Tâm sự với nhân viên, ông cho biết, rất khó chịu khi cảm nhận nụ cười có hàm ý chê bai dành cho bản thân.

- Nghe lời tâm sự với giọng lơ lớ, nhưng rất chân tình của sếp mà tôi chẳng biết nói thế nào! Tiếng Việt mình là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng...) nên rất khó phát âm chuẩn với người nước ngoài. Vậy mà ông ấy vẫn không nản, cố gắng học bằng được để hòa nhập với mọi người... Đáng lý, mọi người nên khen, khích lệ, chỉ dẫn giúp đỡ họ phát âm chuẩn hơn để họ thêm yêu tiếng Việt, con người Việt. Mọi người thử đặt mình vào tình huống học ngoại ngữ rồi phát âm không chuẩn ở nước khác xem thế nào? - Cô bạn bày tỏ quan điểm.

Tán đồng quan điểm của cô bạn, Người Xây Dựng xin kể lại câu chuyện để mọi người suy ngẫm và có cách hành xử tích cực, mang tính xây dựng hơn không chỉ trong tình huống như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sao lại cười?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.