Nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng sử dụng túi ni lông, nhiều phong trào tuyên truyền vận động người dân sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách phân biệt túi ni lông thân thiện với môi trường, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng trà trộn. Xin hỏi, bên cạnh biện pháp tuyên truyền vận động, đã có quy định về xử phạt nào đối với các vi phạm về vấn đề này để răn đe, giáo dục? Vương Tuấn Anh (quận Tây Hồ)
Nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng sử dụng túi ni lông, nhiều phong trào tuyên truyền vận động người dân sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách phân biệt túi ni lông thân thiện với môi trường, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng trà trộn. Xin hỏi, bên cạnh biện pháp tuyên truyền vận động, đã có quy định về xử phạt nào đối với các vi phạm về vấn đề này để răn đe, giáo dục?
Vương Tuấn Anh (quận Tây Hồ)
Trả lời:
Điều 28, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã đề cập đến mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về túi ni lông thân thiện môi trường.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không in hoặc in không đúng nhãn hiệu và mã số lên sản phẩm theo cam kết trong hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường;
b) Sử dụng in màu trên 1 sản phẩm vượt quá tỷ lệ diện tích in cho phép trong giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại phụ gia, hóa chất để sản xuất sản phẩm túi ni lông thân thiện với môi trường không đúng theo khai báo trong hồ sơ đăng ký mà chưa được sự đồng ý của cơ quan cấp giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện kế hoạch thu hồi, tái chế sản phẩm sau sử dụng đúng theo hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường;
b) Không thực hiện đúng cam kết nộp phiếu kết quả thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Sản phẩm không đáp ứng một trong các tiêu chí về túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường hoặc giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường đã hết hiệu lực nhưng vẫn sản xuất sản phẩm túi ni lông thân thiện với môi trường.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường từ 3 tháng đến 6 tháng đối với trường hợp vi phạm tại khoản 2 điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường từ 6 tháng đến 9 tháng đối với trường hợp vi phạm tại khoản 3 điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 9 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại khoản 4 điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, sản phẩm thân thiện môi trường đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều này;
b) Buộc thu hồi và xử lý sản phẩm túi ni lông không đảm bảo chất lượng đối với các vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điều này.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.