Lệ kiêng tên có phải là một nét đẹp?

Xã hội - Ngày đăng : 09:50, 19/04/2006

Hà Nội trước đây cũng có lệ kiêng huý, nhưng đó là sự kiêng tên trong gia đình: Con cháu phải kiêng huý cụ tổ, sau đó đến ông bà, bố mẹ đến lúc đã vào hàng lão thì cũng được kiêng. Tục kiêng tên này còn được giữ gìn khá nghiêm túc ở Hà Nội khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Dần dần trong cuộc sống mới, lệ kiêng tên coi như bị bỏ hẳn, một số người chỉ tránh không đặt tên con trùng với các tên huý quan trọng trong gia đình mà thôi.

Hà Nội trước đây cũng có lệ kiêng huý, nhưng đó là sự kiêng tên trong gia đình: Con cháu phải kiêng huý cụ tổ, sau đó đến ông bà, bố mẹ đến lúc đã vào hàng lão thì cũng được kiêng. Tục kiêng tên này còn được giữ gìn khá nghiêm túc ở Hà Nội khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Dần dần trong cuộc sống mới, lệ kiêng tên coi như bị bỏ hẳn, một số người chỉ tránh không đặt tên con trùng với các tên huý quan trọng trong gia đình mà thôi.

Tra cứu đến ngọn nguồn việc kiêng tên (kỵ, huý) là một vấn đề khoa học phong phú và lý thú, nhưng rất nhiều khó khăn. Tôi chỉ xin được xem xét việc kiêng tên trong phạm vi gia đình và trong giao tiếp cộng đồng.

Trước hết, nói đến kiêng huý, người ta nghĩ ngay đến luật kỵ, huý được ban ra từ các triều đình phong kiến. Chuyên gia về chữ huý Ngô Đức Thọ đã khảo sát và chỉ ra rằng, những chữ huý quan trọng là tên cha mẹ vua, ông bà nội vua và tên vua. Các triều đại phong kiến đặt ra lệ kỵ huý mục đích để tạo sự tôn nghiêm cho vương triều và có lẽ cũng còn để nhắc nhở người dân phải luôn nhớ và tôn kính, thần phục những người đang trị vì đất nước.

Hà Nội trước đây cũng có lệ kiêng huý, nhưng đó là sự kiêng tên trong gia đình: Con cháu phải kiêng huý cụ tổ, sau đó đến ông bà, bố mẹ đến lúc đã vào hàng lão thì cũng được kiêng. Thực hiện lệ kiêng trong dân gian tương đối đơn giản, chủ yếu là không được đặt tên con trùng với tên các bậc bề trên trong họ tộc, tất nhiên chỉ tính họ gần, còn họ xa chỉ cần tránh khi gọi tên. Tục kiêng tên này còn được giữ gìn khá nghiêm túc ở Hà Nội khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Dần dần trong cuộc sống mới, lệ kiêng tên coi như bị bỏ hẳn, một số người chỉ tránh không đặt tên con trùng với các tên huý quan trọng trong gia đình mà thôi.

Tục kiêng tên quả cũng gây ra nhiều phiền phức, song nếu nhìn từ góc độ khác thì tục lệ đó cũng là một nét đẹp. Ngôn ngữ VN có một hệ thống đại từ rất giàu tính biểu cảm. Các nước phương Tây có lệ yêu kính ai thì lấy tên người đó đặt cho con mình, VN bây giờ cũng có nhiều người làm theo cách đó. Đó là ý tưởng hay, nếu trở thành phong tục thì cũng có thể xem là mỹ tục. Song việc đó không mâu thuẫn với việc trân trọng không gọi tên "cúng cơm" của các bậc cao niên một cách suồng sã. Xem ra cách kiêng tên, cách tránh gọi tên kiêng một cách suồng sã cũng là một nét văn hoá, có thể coi là một khía cạnh của sự nền nếp...

Hà thành xưa được xem là thanh lịch, thanh lịch đến cảnh vẻ, có nghĩa là đến độ phức, từ cái ăn, mặc đến cách đi đứng, đặc biệt là lời nói. Người Hà Nội xưa không nói to, không nói tục, không nói ngọng, ít khi cãi nhau, trong giao tiếp bao giờ cũng thưa gửi, nhẹ nhàng, kiêng kỵ tên những bậc có thứ vị cao trong gia tộc mình và người đối thoại. Cách giao tiếp ấy thường tạo nên một khoảng cách xã giao, không dễ thân và cũng không thật chân thành, cởi mở. Trong xã hội cũ, điều đó là cần thiết nhưng ngày nay, tính cộng đồng cao hơn nên sự giao tiếp cũng có khác.

Do vậy, lời lẽ trong lúc chuyện trò cũng thân mật, ít phải giữ gìn; tự nhiên, phóng khoáng hơn. Tuy vậy, một chút cẩn thận khi xưng hô, gọi tên, xưng tên để tỏ lòng tôn trọng người già cả, các bậc đức cao vọng trọng cũng nên xem là một nét đẹp, nên châm chước để lưu giữ.

Theo KTĐT

LANHUONG