Tại sao trái đất có 4 mùa?

Xe++ - Ngày đăng : 18:00, 20/03/2006

(HNMĐT) - Những mùa trong năm có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta. Chúng tác động đến các hoạt động của con người, tới việc trồng trọt, tới trang phục chúng ta mặc... Hôm nay (20/3), mùa xuân đã chính thức bắt đầu vào hồi 1h26' chiều (giờ EST) tại bắc Hemisphere, trong khi mùa thu bắt đầu tại nam Hemisphere. Vậy tại sao lại có sự thay đổi mùa trong năm?

(HNMĐT) - Những mùa trong năm có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta. Chúng tác động đến các hoạt động của con người, tới việc trồng trọt, tới trang phục chúng ta mặc... Hôm nay (20/3), mùa xuân đã chính thức bắt đầu vào hồi 1h26' chiều (giờ EST) tại bắc Hemisphere, khi mặt trời chiếu trực tiếp xuống xích đạo. Cùng lúc đó, mùa thu cũng bắt đầu tại nam Hemisphere. Vậy tại sao lại có sự thay đổi mùa trong năm như vậy?

Khả năng dự đoán về các mùa - bằng cách lần theo dấu về các điểm dâng lên và vị trí của mặt trời trong năm - là "chìa khóa" để theo dõi thời tiết của người cổ xưa. Người Babylon, Maya và những dân tộc khác đã dựng nên các hệ thống phức tạp cho việc giám sát sự thay đổi mùa. Nhưng phải mất nhiều thế kỷ sau đó, con người mới có thể làm sáng tỏ những ẩn chứa đằng sau các mùa.

Nicolai Copernicus (1473-1543) đã thay đổi nhận thức của chúng ta về vũ trụ khi ông khẳng định rằng mặt trời, chứ không phải trái đất, là trung tâm của hệ mặt trời. Điều này đã dẫn tới tri thức hiện đại về mối quan hệ giữa mặt trời và trái đất.

Giờ đây, chúng ta biết rằng, trái đất đi theo quỹ đạo của mặt trời và cũng trong thời gian đó, nó tự quay quanh trục của mình và trục này nghiêng so với mặt phẳng của quỹ đạo. Điều này dẫn tới việc lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất khác nhau trong năm. Bởi vì mặt trời là nguồn ánh sáng, năng lượng và nhiệt của chúng ta, nên sự thay đổi cường độ và sự tập trung của những tia sáng đã sản sinh ra các mùa: xuân, hạ, thu, đông.

Các điểm chí và điểm phân

Các mùa được đánh dấu bằng những điểm chí và điểm phân - những thời kỳ thiên văn liên quan đến sự nghiêng của trái đất.

Các điểm chí đánh dấu những điểm mà tại đó các cực của trái đất nghiêng tối đa về phía trước hoặc cách xa mặt trời nhất. Đó là khi sự khác nhau giữa thời gian ban ngày và buổi tối là mạnh nhất. Các điểm chí xảy ra mỗi năm vào các ngày 20 hoặc 21 tháng 6 và 21 hoặc 22 tháng 12 và đại diện cho sự bắt đầu chính thức của mùa hè và mùa xuân.

Các điểm phân thích hợp với mùa xuân và mùa thu báo trước sự bắt đầu của mùa xuân và mùa thu. Vào những thời điểm này trong năm, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp xuống vùng xích đạo của trái đất, độ dài của ngày và của đêm là bằng nhau nhất trên hầu khắp hành tinh.

Vào ngày 20 hoặc 21 tháng 3 hàng năm, bắc Hemisphere tiến đến điểm phân và đánh dấu cho sự bắt đầu của mùa xuân. Cùng lúc đó, những cơn gió lạnh thổi ngang nam Hemisphere báo hiệu mùa thu về.

Những điểm phân khác trong năm xảy ra vào ngày 22 hoặc 23 tháng 9 khi mặt trời khuất và lặn ở phía bắc và những ngọn gió buốt của mùa thu mang mùa xuân xuống phương nam. Năm qua năm, luôn luôn có sự thay đổi ở các điểm chí và điểm phân là bởi sự thay đổi trục nghiêng của trái đất trùng hợp với quỹ đạo quay của nó xung quanh mặt trời.

Ảnh hưởng về khí hậu

Đây là những gì cho thấy sự thay đổi mùa đã ảnh hưởng đến thời tiết như thế nào: Vào khoảng thời gian của điểm chí vào tháng 6, cực bắc nghiêng về phía trước mặt trời và bắc Hemisphere bắt đầu vào hè. Những tia mặt trời mạnh hơn bởi chúng chiếu trên đầu một cách trực tiếp. Những tia sáng này được tập trung vào những bề mặt nhỏ hơn và đi xuyên qua một lượng nhỏ bầu khí quyển hấp năng lượng trước khi chúng chiếu xuống trái đất.

Cùng lúc đó, vùng bắc Hemisphere vào hè, cực nam của trái đất nghiêng xa khỏi mặt trời và vùng nam Hemisphere bắt đầu cảm nhận hơi lạnh mùa đông. Những tia mặt trời yếu đi bởi chúng phải chiếu trên những bề mặt rộng hơn và phải di chuyển nhiều hơn qua những luồng khí quyển hấp thụ năng lượng trước khi tới trái đất.

Tình huống trên đảo ngược vào tháng 12, khi nam Hemisphere đón những tia sáng mặt trời trực tiếp nhất và bắc Hemisphere nhận những tia sáng yếu nhất.

Dẫu rằng các điểm chí đại diện cho những cực điểm của mùa hè và mùa đông nhưng điều này cũng không có nghĩa là chúng đại diện cho những ngày ấm nhất hay lạnh nhất trong năm. Đó là bởi vì nhiệt độ phụ thuộc không chỉ vào lượng hơi nóng mà khí quyển nhận được từ mặt trời, mà nó còn tùy thuộc vào lượng hơi nóng mà nó mất đi do những hơi nóng này bị hấp thụ bởi mặt đất và đại dương. Điều này cũng không không có nghĩa là khi mặt trời và trái đất hấp thụ đủ hơi nóng và đạt tới sự cân bằng với nhiệt độ của khí quyển thì chúng ta cảm nhận được những ngày nóng nhất của mùa hè và lạnh nhất của mủa đông.

V.A (Theo MSNBC)

HONGVAN