Lo Tết cho người nghèo
Chính trị - Ngày đăng : 14:16, 25/12/2005
Cầu truyền hình cho người nghèo (Viettel tài trợ) - Tết của người nghèo (
Tất cả đã vào cuộc
Khâu tiền trạm và hoàn thiện kịch bản bắt đầu từ 2 tháng trước, toàn bộ lực lượng của VTV3 đã vào cuộc, từ “Người đương thời”, “Hãy chọn giá đúng”, “Hành trình văn hóa”, “Chuyện lạ Việt Nam”, “Trò chơi âm nhạc”, thậm chí cả “Vườn cổ tích” và nhóm Thể thao... 17 điểm cầu tỏa khắp chiều dài đất nước, từ những khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa... đến vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn Quảng Trị, Long An, Tây Ninh, Gia Lai. Đây cũng là cầu truyền hình lớn nhất từ trước đến nay. Công việc khó khăn nhất là tìm những nơi điển hình nhất của việc xóa nghèo, những địa chỉ cần giúp và những nhà hảo tâm. Nhà báo Tạ Bích Loan, người chịu trách nhiệm chính của sự kiện này cho biết: “Công việc tưởng ngày càng ít đi nhưng càng ngày lại càng thấy có nhiều việc phải làm”.
Dành trọn vẹn cả ngày phát sóng cho người nghèo, khác với các chương trình của suốt 3 năm qua, ngày 31-12-2005 trên sóng VTV sẽ là một Nhật ký truyền hình sống động và đầy hấp dẫn. Không chỉ tổng kết các hoạt động và phong trào Vì người nghèo của 5 năm qua mà còn hướng tới những hoạt động ủng hộ và sẻ chia hoàn toàn mới, thu hút đông đảo công chúng tham gia trực tiếp các hoạt động thiết thực.
Tại những thành phố lớn, Cầu truyền hình sẽ bao quát những hoạt động quyên góp của các nhóm, tổ chức xã hội, những hoạt động ngoài trời có bán vé để ủng hộ người nghèo (các chương trình nghệ thuật từ thiện, triển lãm...). Còn tại những nơi có điều kiện khó khăn, những nơi không thể truyền tải hình ảnh trực tiếp, các phương án và kịch bản làm phóng sự đều đã được ấn định. Theo dự kiến, bên cạnh những nơi có điều kiệnđặt điểm cầu, nhóm thực hiện cũng cố gắng tới mức tối đa để chuyển tảiđược những hình ảnh trực tiếp sinh động nhất. Tất cả với mong muốn tổ chức một cái Tết cho người nghèo thật trọn vẹn. Phóng viên Thu Hương - phụ trách điểm cầu Thanh Hóa, cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia cầu truyền hình Nối vòng tay lớn, nên rất cảm động”. Chị nói thêm, điểm cầu Thanh Hóa là quê hương của chị.
Cúp Rồng Việt, võng xếp Duy Lợi đã có người trả giá:
Ngoài Cup Rồng Việt của doanh nghiệp gốm sứ Minh Long, còn có chiếc võng xếp nặng 2,5 tấn, dài 14m, rộng 5m, cao 5m, có sức chứa 30 người của Công ty Võng xếp Duy Lợi cũng được tham gia đấu giá trực tiếp. Vào thời điểm này qua địa chỉ: www:vinguoingheo.vtv.vn, hai hiện vật này đã được ông Hồ Duy Hùng - Giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Phú Thọ - 2/15 Cư xá Lữ Gia - phường 15 - quận 11 - TP HCM trả giá 285.000.000 VNĐ. Tất nhiên, đây chưa phải là con số cuối cùng. Được biết, trong quá trình thiết kế các mẫu mã sản phẩm, ông Lý Ngọc Minh - Tổng giám đốc Công ty Minh Long đã nảy ra ý tưởng sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại để tạo ra một chiếc cúp bằng sứ có chạm trổ hình những con Rồng đời Trần. Hơn 2 năm thử nghiệm, 20 chiếc cúp Rồng Việt đã ra đời, nhưng chỉ một chiếc duy nhất đạt tiêu chuẩn: Toàn thiện, toàn mỹ.
Với một quy trình sản xuất công phu cộng với sự kết hợp hoàn hảo giữa nền công nghệ sản xuất hiện đại và kỹ thuật chạm khắc tinh xảo. Cúp Rồng Việt đã được đúc ráp liền một khối ở nhiệt độ 13800C. Men trên sản phẩm là màu men ngọc tự nhiên, không pha màu. Do nung lửa hoàn nguyên, hỏa biến sinh, màu men của cúp trông rất giống ngọc thạch. Toàn bộ vàng khắc vẽ trên sản phẩm đều là vàng 24K. Đặc biệt, tất cả họa tiết trên sản phẩm đều được một họa sĩ khéo tay nhất xưởng vẽ bằng tay, trong thời gian hơn 1 tháng. Trên thân cúp còn có lời kêu gọi và chữ ký của Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt: “Hãy vì người nghèo”.
HNM