Ngưu bàng - cây rau, vị thuốc quý
Xã hội - Ngày đăng : 08:35, 18/12/2005
Gần đây nhiều bạn đọc có tìm mua nguyên liệu để nấu Canh dưỡng sinh, trong đó có vị ngưu bàng và có hỏi nhiều về củ ngưu bàng, chúng tôi xin được trả lời như sau. Ngưu bàng, tên khoa học là Arctium lappa thuộc họ thực vật Asteraceae, có người còn gọi là ngưu báng hay ngưu bàng.
Đây là một cây rau, vị thuốc khá phổ biến tại Nhật và Triều Tiên, hiện đang được chú ý vì có nhiều thông tin là nấu chung với củ cải trắng và một số thứ nữa trong món Canh dưỡng sinh (phát xuất từ Nhật) có khả năng phòng và hỗ trợ chữa được nhiều bệnh mạn tính như mệt mỏi, tiểu đường, ung thư, viêm nhiễm mạn tính, thoái hóa xương khớp, tăng mỡ máu, cao huyết áp, suy giảm chức năng não, lão suy, đục thủy tinh thể...
Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những hoạt tính sinh học chính của ngưu bàng là: hạ nhiệt, kháng sinh, chống u bướu, lợi tiểu và gây đổ mồ hôi (diaphoretic). Ngoài ra trích tinh từ quả cho thấy có tác dụng làm hạ đường máu trên chuột thử nghiệm vì củ ngưu bàng có chứa đến 45% chất Inulin - một protein dưới dạng đường nhưng không phải đường glucose, cho nên không lạ khi người Nhật dùng ngưu bàng để trị bệnh tiểu đường. Chất chát trong củ và lá ngưu bàng chính là polyphenol; một chất chống oxy hóa (antioxidant) như catechins ở trà xanh, nên ngưu bàng cũng ngăn ngừa được chứng ung thư, hạ thấp cholesterol trong máu và sát trùng, diệt khuẩn như trà xanh. Một số các mỹ phẩm cũng dùng ngưu bàng để trị gầu tóc, giúp mượt và mọc tóc, làm sạch da. Các nghiên cứu mới nhất ghi nhận ngưu bàng có tác dụng làm tan sỏi thận (Int Urol Nephrol, số 26-1994), tiềm năng ức chế nhiễm HIV-1 và tác dụng chống u-bướu.
Y học cổ truyền không dùng củ ngưu bàng như trên mà dùng quả ngưu bàng làm vị thuốc có tên là ngưu bàng tử. Tên ngưu bàng, có tác giả giải thích là do cây xấu xí, sần sùi, sắc sạm như da trâu (Đỗ Tất Lợi trong sách “những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”). Ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn; tác động vào các kinh mạch thuộc phế và vị, có tác dụng phát tán phong nhiệt, giúp ích cho cổ họng, làm trơn ruột, trị táo bón do phong nhiệt... Ngày nay ở Trung Quốc còn có phương thức sử dụng ngưu bàng khá đặc biệt và hữu hiệu, giúp mau phục hồi chức năng sau khi bị tai biến mạch máu não (stroke). Tán mịn củ ngưu bàng với một chút nước, sau đó vắt lấy nước cốt. Trộn với mật ong, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê khi bụng đói.
Như vậy, kể cả phương đông lẫn phương tây đều coi ngưu bàng là thực phẩm và là vị thuốc quý. Ngày nay, sản phẩm thuốc - thực phẩm như vậy được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng như Bộ Y tế Việt Nam gọi là thực phẩm chức năng. Một trong các thực phẩm chức năng có chứa củ ngưu bàng quý giá là cốm canh dưỡng sinh hiệu Linh Dan, được phép của Bộ Y tế đang lưu hành trên thị trường, bạn đọc có thể mua và sử dụng rất hiệu nghiệm, an toàn và tiện lợi.
HNM