Du lịch

Khám phá bên trong Cột cờ Hà Nội

Hoàng Quyên 26/12/2024 - 14:06

Từ 1-1-2025, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ mở cửa cho khách tham quan Cột cờ Hà Nội. Đây là một trong những biểu tượng của Thủ đô, vì thế việc mở cửa để du khách tham quan, trải nghiệm sẽ là cơ hội để nhiều người hiểu rõ di tích lịch sử đặc biệt này.

cot-co-hn-1.jpg
Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đài Hà Nội tọa lạc tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình. Công trình được xây dựng từ thế kỷ XIX, trên nền đất cũ của thành Tam Môn thời Lê trong Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Hoàng Quyên
Cột cờ Hà Nội nằm trong Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Hoàng Lân
Cột cờ Hà Nội được xem như “chứng nhân lịch sử” cho sự kiên cường, bất khuất của người dân Thủ đô trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp oanh liệt. Trải qua hơn 200 năm, Cột cờ vẫn tồn tại kiên cố, uy nghiêm giữa trung tâm Thủ đô với dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, nhuốm màu thời gian. Ảnh: Hoàng Quyên
Các đơn vị tiến hành bàn giao có sự chứng kiến của đại diện các sở, ban, ngành thành phố Hà Nội. Ảnh: Hoàng Lân
Trước kia nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ngày 25-12 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã bàn giao mặt bằng, trong đó có Cột cờ Hà Nội cho Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội. Ảnh: Hoàng Quyên
cot-co-hn-2.jpg
Để quảng bá và phát huy giá trị của Di sản Hoàng thành Thăng Long, sau khi nhận bàn giao, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sẽ mở cửa cho khách vào tham quan Cột cờ Hà Nội từ ngày 1-1-2025. Ảnh: Hoàng Quyên
cot-co-hn3.jpg
Cột cờ Hà Nội có 3 tầng chân đế. Sau khi leo khoảng 20 bậc cầu thang lên chân đế thứ nhất, du khách sẽ đi qua một lối nhỏ để lên phần chân đế thứ hai của Cột cờ. Ảnh: Hoàng Quyên
Sau khi lên bậc thang, từ chân Cột cờ có khoảng 4 cổng vào bên trong. Ảnh: Hoàng Quyên
Từ chân đế thứ hai của Cột cờ có khoảng 4 cổng vào bên trong. Đây là lối để lên chân đế thứ 3. Ảnh: Hoàng Quyên
cot-co-hn4.jpg
Tại đây, du khách sẽ đi vào một lối vòm nhỏ, phải cúi người để đi qua. Ảnh: Hoàng Quyên.
cot-co-hn-7.jpg
Từ phía trong cột cờ nhìn qua tấm cửa chắn bằng sắt. Ảnh: Hoàng Quyên
cot-co-hn-5.jpg
Phần cầu thang nhỏ để lên chân đế thứ 3 của cột cờ. Ảnh: Hoàng Quyên
cot-co-hn-6.jpg
Cầu thang khá nhỏ và hẹp, du khách phải cúi người để tránh va đầu vào thành vòm. Ảnh: Hoàng Quyên
Phía trong cột cờ, du khách sẽ thấy một phần thông tin giới thiệu:
Phía trong cột cờ, du khách sẽ thấy một phần thông tin giới thiệu: Đoạn dưới cầu thang xây đặc từ thời Nguyễn (1805 - 1812). Ảnh: Hoàng Quyên.
cot-co-ha-noi-9.jpg
Phía trong lõi của Cột cờ Hà Nội là cầu thang rất nhỏ hình xoắn ốc, chỉ vừa 1 người đi. Đoạn cầu thang này sẽ có những lỗ lưu thông khí thiết kế như 8 cánh quạt, trổ ra ngoài. Ảnh: Hoàng Quyên
cot-co-ha-noi-10.jpg
Từ trên cầu thang nhìn xuống. Ảnh: Hoàng Quyên
cot-co-ha-noi-13.jpg
Phía trên cùng của Kỳ đài có rất nhiều cửa số nhìn ra các hướng. Ảnh: Hoàng Quyên
cot-co-ha-noi-14.jpg
Tại đây còn 1 cầu thang sắt để những người thực hiện nhiệm vụ thượng cờ. Ảnh: Hoàng Quyên

Sau khi nhận bàn giao, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long sẽ được mở rộng thêm 13.800m2. Ảnh: Hoàng Lân
Từ trên nóc của Cột Cờ có thể nhìn thấy toàn cảnh của Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Hoàng Quyên.
cot-co-ha-noi-16.jpg
Ở hướng nhìn ra đường Điện Biên Phủ, du khách có thể thấy các tầng chân đế của cột cờ, toàn cảnh Công viên Lê Nin. Ảnh: Hoàng Quyên