Điểm nhấn nổi bật của ga ngầm Bến Thành là giếng trời lấy sáng (Toplight) cao 6m, đường kính 21,6m, có thiết kế hình hoa sen. Giếng có chức năng chính cung cấp ánh sáng và thông gió cho khu vực phía dưới nhà ga ngầm. Thiết kế ga ngầm Ba Son theo kiến trúc hiện đại, màu sắc tươi trẻ. Đặc biệt, ga Ba Son nằm ngay bờ sông Sài Gòn nên thiết kế trần có chi tiết gợn sóng, mang biểu tượng sông nước Sài Gòn. Toàn bộ các họa tiết, màu sắc tường, ánh sáng... của ga ngầm Nhà hát mang đậm dấu ấn và phong cách kiến trúc của Nhà hát Thành phố. Dự án tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng chiều dài 19,7 km gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao với 14 nhà ga, 3 ga ngầm và 11 nhà ga trên cao. Tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh là 43.700 tỷ đồng.
Những ngày đầu tháng 12-2024, theo ghi nhận của phóng viên, 3 ga ngầm của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã hoàn thiện 100%. Hiện nay, 3 ga ngầm đang được các công nhân dọn dẹp, kiểm tra, đảm bảo công tác vận hành thương mại vào ngày 22-12 tới đây.
Xin giới thiệu đến độc giả một số hình ảnh về 3 ga ngầm của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên:
Theo thiết kế, ga ngầm Bến Thành có 6 lối tiếp cận (từ lối F1 đến lối F6). Cụ thể, lối F1 và F2 phục vụ khách đi từ Công viên 23/9 - Công trường Quách Thị Trang. Lối F3 nằm trên đường Phan Chu Trinh, cạnh chợ Bến Thành. Lối F4 và F5 nối trực tiếp vào tầng hầm B1 của dự án khu tứ giác Bến Thành. Lối F6 tại giao lộ Lê Lai - Huỳnh Thúc Kháng - Hàm Nghi. Sau 7 năm thi công, ga ngầm Bến Thành thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã hoàn thành 100% khối lượng thi công. Ga dài 236 m, rộng 60 m, sâu khoảng 32 m, gồm 4 tầng ngầm. Đây là ga trung tâm của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được kết nối với các tuyến metro khác trong tương lai. Không gian sân ga ở tầng 1 và 2 của ga ngầm Bến Thành được thiết kế thoáng rộng, liên kết với nhau. Theo thiết kế, tầng 1 và 2 được sử dụng cho tuyến số 1. Tầng 3 và 4 sẽ sử dụng cho các tuyến còn lại. Tầng 1 ga ngầm Bến Thành thiết kế với tông màu trắng chủ đạo, có hệ thống 174 cột trụ bê tông ốp nhôm. Tầng này có diện tích khoảng 45.000m2, ngoài chức năng sảnh chờ, bán vé sẽ tích hợp trung tâm thương mại rộng 18.100m2, hành lang và quảng trường ngầm rộng 21.500m2. Bảng giá vé chữ nổi dành cho người mù và người khiếm thị sử dụng khi đi tàu. Hệ thống máy bán vé tự động cho hành khách tại tầng 1 của ga ngầm Bến Thành. Theo đó, giá vé của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đã được UBND TP Hồ Chí Minh thông qua gồm theo lượt, một ngày, ba ngày và theo tháng. Trong đó, khách mua vé lượt nếu dùng tiền mặt sẽ trả 7.000 đồng đến 20.000 đồng, tùy quãng đường. Nếu chọn thanh toán không tiền mặt, vé lượt áp dụng từ 6.000 - 19.000 đồng. Đối với vé tháng, mức giá áp dụng 300.000 đồng/khách; học sinh, sinh viên được giảm 50%, còn 150.000 đồng/tháng. Ngoài các loại vé trên, hành khách có thể mua vé một ngày hoặc ba ngày, lần lượt là 40.000 đồng và 90.000 đồng, không giới hạn lượt đi. Ngoài ra, một số hành khách như người khuyết tật, cao tuổi... sẽ được miễn vé theo chính sách của TP Hồ Chí Minh. Khu soát vé của ga ngầm Bến Thành có 2 lối vào chia thành 16 luồng, trong đó có 4 luồng rộng hơn dành cho người khuyết tật. Cạnh đó là các phòng bán và điều chỉnh vé, giám sát an ninh, nơi làm việc của nhân viên nhà ga. Công nhân đang dọn dẹp và kiểm tra, đảm bảo công tác vận hành thương mại ngày 22-12 tới đây. Bảng chỉ dẫn nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách khu vực dưới tầng 2 của nhà ga. Khu vực sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách. Cách vài trăm mét là ga ngầm Nhà hát Thành phố đã hoàn thiện sau 10 năm thi công, sẵn sàng đón hành khách khi tuyến metro số 1 chính thức đi vào hoạt động. Ga ngầm Nhà hát Thành phố được thiết kế ngầm dài 190m, rộng 26m, có 4 tầng. Tầng 1 là khu vực tiện ích phục vụ hành khách như sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động, nhà vệ sinh... Tầng 2 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách. Tầng 3 có trang thiết bị cho nhân viên ga, trung tâm kiểm soát an toàn, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện... Tầng 4 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón trả khách. Khu vực máy bán vé tự động ga ngầm Nhà hát Thành phố. Bảng chỉ dẫn lối ra bên dưới ga ngầm. Lối đi xuống tầng 2 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách. Khu vực sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách. Đường ray ngầm của ga kết nối ga Nhà hát Thành phố với ga Ba Son. Ga Ba Son được thiết kế ngầm dài 240m, rộng 34,5m, độ sâu khoảng 20m gồm 2 tầng. Trong đó, tầng B1 gồm các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động…), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Ga Ba Son nằm ngay bờ sông Sài Gòn nên thiết kế trần có chi tiết gợn sóng, mang biểu tượng sông nước Sài Gòn. Công nhân kiểm tra khu vực cổng kiểm soát vé của ga ngầm Ba Son trước khi tuyến metro số 1 chính thức đi vào hoạt động. Đồng hồ hình tròn và các bảng chỉ dẫn được gắn bên trong ga ngầm. Phía dưới tầng B2 có các bức tường sơn chủ đạo màu xanh, kết hợp với "sóng trần" tạo điểm nhấn rõ nét về hình ảnh sông nước, để người dân chỉ cần tới, nhìn kiến trúc, thiết kế là có thể biết mình đang ở ga Ba Son Hệ thống thang máy lên xuống bên trong ga ngầm Ba Son