Văn hóa

Hơn 1.000 người tham gia Lễ rước tôn vinh Tổ nghề dệt làng Vạn Phúc

Nguyễn Mai 01/12/2024 - 18:41

Chiều 1-12, tại phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), trong khuôn khổ Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 đã diễn ra Lễ rước tôn vinh Tổ nghề dệt lụa. Đoàn rước có sự tham gia của đội hình hơn 1.000 người cùng nhiều người dân và du khách dõi theo.

img_9115.jpg
Lễ rước tôn vinh Tổ nghề với chủ đề: Vạn Phúc - kết nối di sản, di tích nằm trong Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024
img_9125.jpg
Lễ hội tôn vinh Tổ nghề - Đức Đương Cảnh Thành Hoàng - A Lã Đê Nương - Nga Hoàng Đại Vương - người có công chiêu dân, lập ấp Vạn Bảo (nay là Vạn Phúc) truyền dạy nhân dân Vạn Phúc nghề dệt lụa
img_9138.jpg
Lễ rước được bắt đầu từ đình làng Vạn Phúc ra đường Vạn Phúc, đường Tố Hữu, phố Ngô Thì Sỹ và trở lại đường Vạn Phúc về đình theo một vòng tròn quanh làng
img_9121.jpg
Đặc sắc trong Lễ hội tôn vinh Tổ nghề dệt làng Vạn Phúc, đó là rước máy dệt
img_9127.jpg
Và người phụ nữ ngồi dệt lụa
img_9162.jpg
Và gánh lụa...
img_9154.jpg
Vạn Phúc còn là Làng cách mạng - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều chiến sỹ cách mạng từng sống và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
img_9156.jpg
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946
img_9150.jpg
Các đoàn rước nối dài hàng trăm mét
Những cô gái làng lụa vui tươi trong ngày hội.
Những cô gái làng lụa vui tươi trong ngày hội
Rất đông người dân và du khách xem Lễ rước tôn vinh Tổ nghề dệt làng Vạn Phúc, quận Hà Đông. Ảnh: Nguyễn Mai
Hàng nghìn người dân và du khách dõi theo Lễ rước tôn vinh Tổ nghề dệt làng Vạn Phúc, quận Hà Đông

Làng lụa Vạn Phúc tồn tại hơn 1.000 năm, đi đầu trong ngành dệt Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, lụa Vạn Phúc chuyên dùng để may y phục cho vua chúa, quan lại trong triều đình.

Đến nay, làng có gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt lụa, chiếm gần 60% tổng số hộ sinh sống tại đây. Mỗi năm, làng tơ lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải...