Sau cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), theo thống kê của chính quyền địa phương, hơn 100ha trồng hoa, cây cảnh của xã Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên) bị ảnh hưởng. Ước tính thiệt hại hơn 500 tỷ đồng. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Hiện nay, người dân đang nỗ lực phục hồi để có hàng cung ứng ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Hai tháng qua, người dân làng hoa Phụng Công đã miệt mài cải tạo đất, phục hồi vườn và đầu tư vào các giống cây mới để hồi sinh làng nghề. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Chủ tịch Hội nông dân xã Phụng Công, để tái sản xuất, phục hồi diện tích cây cảnh, UBND xã đã đề nghị người dân khử trùng ruộng đất; sửa chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật và canh tác những cây cảnh ngắn ngày, giúp người dân có thu nhập vào cuối năm. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Các nhà vườn bị thiệt hại trong cơn bão và bị nhấn chìm bởi trận lụt lịch sử được phục hồi. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Gia đình anh Chử Văn Biên (Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên) phục vụ thị trường hoa trà cho ngày Tết. Sau 2 tháng bị ảnh hưởng nặng nề do bão và lụt, nhà vườn của anh đang có sắc xanh trở lại. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Đây là những loại cây lâu năm nên chăm sóc rất tốn thời gian, nhà vườn của anh đã hồi phục được khoảng 70%. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Trong khi đó, nhiều người nông dân ở Phụng Công xác định đường đi "lấy ngắn nuôi dài", tạm thời trồng các giống cây ngắn ngày vì chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là đến Tết. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Sắc hoa đã trở lại trong những nhà vườn, báo hiệu phục hồi tích cực sau thiên tai. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Khi nước rút rễ cây bị yếu và tiềm ẩn nhiều loại sâu bệnh nên người dân thường xuyên phải chăm bón như "chăm con mọn". Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Sau những ngày miệt mài chăm sóc, những cây hoa giấy trong vườn của người dân đã đâm chồi, nảy lộc và bung hoa. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+ Theo nhận định của người dân nơi đây, tuy thị trường hoa năm nay chưa có điều 'hứa hẹn' nhưng họ nỗ lực phủ kín vườn để 'vớt vát' lại một mùa hoa Tết. Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+