Văn hóa

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 7-11-2024

Chí Kiên 07/11/2024 - 05:59

Cách mạng Tháng Mười Nga và bài học về công tác xây dựng Đảng; Bền bỉ, sáng tạo xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Nội; Dịch vụ xe đưa đón học sinh: Cấp thiết phải chuẩn hóa; Xâm phạm hành lang bảo vệ cầu Thăng Long: Sớm xử lý triệt để vi phạm… là những thông tin đáng chú ý trên báo in Hànộimới số ra ngày 7-11-2024.

Cách mạng Tháng Mười Nga và bài học về công tác xây dựng Đảng

Cách đây 107 năm, Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích lãnh đạo đã giành thắng lợi, lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Thắng lợi này không chỉ làm thức tỉnh thế giới đương thời, đưa nhân loại bước vào thời kỳ mới, mà còn để lại cho Việt Nam nhiều bài học rất sâu sắc, trong đó có bài học về công tác xây dựng Đảng.

cach-mang-thang-muoi-nga-va-su-ra-doi-cua-nha-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-xo-viet-da-co-anh-huong-manh-me-toi-tien-trinh-lich-su-va-cuc-dien-the-gioi.-anh-tu-lieu.jpg
Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô viết đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện thế giới. Ảnh tư liệu

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Dù đã đi qua hơn 100 năm nhưng tinh thần Cách mạng Tháng Mười Nga hiện vẫn là “ngọn đuốc soi đường” cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước của Việt Nam, trong đó có công tác xây dựng Đảng.

Bền bỉ, sáng tạo xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Ngày 6-11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trên địa bàn thành phố. Hội nghị chỉ rõ, sau 10 năm triển khai, thực hiện nghị quyết, Hà Nội đã có bước phát triển mới đáng tự hào trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội.

hoi-nghi-14.jpg
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen của UBND Thành phố cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Viết Thành.

Kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TƯ, thành phố Hà Nội đã triển khai nghiêm túc, vận dụng rất sáng tạo nhiều nội dung, thể hiện tinh thần trách nhiệm và quyết tâm của Thủ đô. Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, Nghị quyết 33-NQ/TƯ đã thực sự thẩm thấu và lan tỏa trong đời sống văn hóa người Hà Nội. Việc xây dựng và phát triển văn hóa và con người Thủ đô đã có bước phát triển mới đáng tự hào.

Dịch vụ xe đưa đón học sinh: Cấp thiết phải chuẩn hóa

Nhu cầu xe đưa đón học sinh trên địa bàn Thủ đô rất lớn, vì vậy, việc chuẩn hóa dịch vụ này đang là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào đời sống, trước tiên cần khảo sát nhu cầu, lấy ý kiến rộng rãi các bên liên quan… Trên cơ sở đó, cấp có thẩm quyền có thể xây dựng đề án một cách khoa học, khả thi.

luc-luong-chuc-nang-kiem-tra-phuong-tien-dua-don-hoc-sinh-tai-quan-cau-giay.-anh-hoa-thanh..jpg
Lực lượng chức năng kiểm tra phương tiện đưa đón học sinh tại quận Cầu Giấy. Ảnh Hoa Thành.

Mới đây, ngày 26-10, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Vương Quốc Thắng đã kiến nghị Chính phủ giao các cơ quan chức năng nghiên cứu, đánh giá để sớm có chính sách đầu tư áp dụng hệ thống xe buýt đưa đón học sinh có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, trước mắt thí điểm áp dụng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Dấu mốc phát triển ngành Halal của Việt Nam

Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal (sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn cho người Hồi giáo) toàn cầu. Với nguồn tài nguyên dồi dào, vị trí địa lý chiến lược và cam kết về chất lượng, Việt Nam có vị thế thuận lợi để trở thành một trung tâm lớn cho các thành phần và sản phẩm được chứng nhận Halal.

cac-dai-bieu-thuc-hien-nghi-thuc-khai-truong-trung-tam-chung-nhan-halal-quoc-gia-viet-nam-halcert-thang-4-2024..jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia Việt Nam - HALCERT, tháng 4-2024.

Năm 2023, người Hồi giáo đã chi khoảng 2,5 nghìn tỷ USD cho việc tiêu thụ các sản phẩm Halal. Con số này được dự báo sẽ tăng lên mức 2,7 nghìn tỷ USD trong năm 2024 và tối đa 3,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Ngành công nghiệp Halal gồm những sản phẩm thiết yếu của cuộc sống như: Đồ uống, thực phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ... và lĩnh vực dịch vụ như: Ngân hàng, du lịch, an ninh, giáo dục và đào tạo, dịch vụ ăn uống, khách sạn, logistics.

Khai mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Hôm nay (7-11), Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 khai mạc tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Diễn ra từ ngày 7 đến 10-11-2024, giải đấu thu hút gần 400 vận động viên chuyên nghiệp và không chuyên tham gia tranh tài. Đáng chú ý, sự xuất hiện của nhiều tuyển thủ quốc gia thi đấu ở các nội dung nâng cao cho thấy chất lượng giải đấu được nâng lên, qua đó hứa hẹn mang đến cho người hâm mộ những trận đấu đỉnh cao, sôi động và hấp dẫn.

giai-bong-ban-cac-cau-lac-bo-ha-noi-mo-rong-tranh-cup-bao-hanoimoi-luon-thu-hut-dong-dao-cac-van-dong-vien-tham-du.-anh-quang-thai.jpg
Giải Bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hànộimới luôn thu hút đông đảo các vận động viên tham dự. Ảnh Quang Thái

Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng bàn Hà Nội Đặng Ngọc Hải cho biết, từ hơn một tuần trước thời hạn cuối đăng ký, Ban tổ chức đã phải “khóa sổ” dù vẫn có nhiều đội muốn góp mặt tại giải. Việc này nhằm mục đích bảo đảm tiến độ tổ chức giải, nhưng cũng cho thấy giải đấu rất uy tín và có sức hút lớn.

Xâm phạm hành lang bảo vệ cầu Thăng Long: Sớm xử lý triệt để vi phạm

Những tưởng các công trình, hoạt động xây dựng thuộc phạm vi bảo vệ cầu Thăng Long trên địa bàn các xã Hải Bối và Võng La (huyện Đông Anh) sẽ làm đẹp đô thị và khu dân cư,thế nhưng lại gây bức xúc không đáng có, từ việc chưa được sự cho phép của cấp thẩm quyền. Vì sao lại xảy ra thực trạng này?

chat-de-gay-chay-no-duoc-tap-ket-duoi-gam-cau-thang-long-thuoc-dia-ban-xa-vong-la-huyen-dong-anh-anh-chup-ngay-23-10-2024..jpg
Chất dễ gây cháy nổ được tập kết dưới gầm cầu Thăng Long thuộc địa bàn xã Võng La (huyện Đông Anh), ảnh chụp ngày 23-10-2024.

Ngày 25-10-2024, kiểm tra tại thực địa, Đoàn kiểm tra của Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) nhận thấy, dù 9 cột điện dựng trái phép trong hành lang an toàn bảo vệ cầu đã được Bộ Công Thương phê duyệt, song không có bất kỳ hồ sơ pháp lý nào về việc được phép xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ cầu Thăng Long.