Văn hóa

Tái hiện các lễ hội truyền thống đặc sắc của Thủ đô tại hồ Hoàn Kiếm

Quang Thái - Viết Thành 06/10/2024 - 13:21

Nhiều lễ hội truyền thống của Thủ đô Hà Nội được tái hiện tại chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” diễn ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm sáng 6-10, đem đến cho người xem trải nghiệm thú vị về nét văn hóa độc đáo của địa phương, qua đó góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc.

W_1.jpg
Múa trống bồng là điệu múa cổ đặc sắc, biểu diễn trong mỗi tuần tế của Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì).
W_2.jpg
Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” là 1 trong 10 điệu múa cổ với động tác đánh trống khoa rộng tay, nhấc chân cao bước rộng, người đảo phóng khoáng và khuôn mặt lúc nào cũng lúng liếng ánh cười.
W_3.1.jpg
Qua bao biến cố, thăng trầm, điệu múa vẫn còn nguyên thần sắc, hồn cốt tươi vui - một nét văn hoá nguyên thuỷ mà cha ông truyền lại.
W_3.jpg
Màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân tại hội Gióng làng Phù Đổng (huyện Gia Lâm).
W_4.1.jpg
Hội Gióng là hội trận được trình diễn bằng hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt và được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
W_4.jpg
Điểm nổi bật của hội Gióng Phù Đổng là các vai ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu trung quân, Hiệu tiểu cổ), vai cô Tướng hay các phường áo đen, phường áo đỏ.
W_5.jpg
Hội Gióng đền Sóc diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng hằng năm tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn).
W_6.1.jpg
Việc chuẩn bị vật tế lễ rất công phu, nhất là việc đan voi, làm giò hoa tre.
W_6.jpg
Việc tổ chức rước cũng theo một trật tự: Thôn Vệ Linh rước giò hoa tre, thôn Dược Thượng rước voi, Đan Tảo rước trầu cau, Đức Hậu rước ngà voi, Yên Sào rước cỏ voi, Yên Tàng rước tướng.
W_7.jpg
Lễ hội Chử Đồng Tử ở làng Chử Xá, xã Văn Đức (huyện Gia Lâm).
W_8.jpg
Đức Thánh Chử Đồng Tử là một trong bốn vị Thánh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng văn hóa truyền thống làng Chử Xá.
W_9.1.jpg
Tại Lễ hội làng Chử Xá diễn ra các hoạt động sôi nổi, đặc biệt là điệu múa cổ được lưu giữ từ nghìn đời nay “Lễ Chữ (Múa chữ): Thiên - Hạ - Thái – Bình”.
W__d2a5126.jpg
Điệu múa Giảo Long của lễ hội làng Lệ Mật (quận Long Biên) tưởng nhớ tới công đức Thành hoàng làng - người đã có công diệt trừ Giảo Long cứu công chúa nhà Lý.
W__d2a5120.jpg
Theo quan niệm của người dân làng Lệ Mật, năm nào hội làng diễn ra tưng bừng, điệu múa Giảo Long được nhiều người tung hô thì năm đó sẽ có cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc.
W__d2a5164.jpg
Lễ hội làng Ngọc Trì, phường Thạch Bàn (quận Long Biên) nổi bật với nghi thức “kéo co ngồi”.
W_12.jpg
Nghi thức kéo co chia ba mạn: Đường, Đìa và Chợ. Năm nào mạn Đường thắng thì là năm ứng nghiệm được mùa.
W_13.jpg
Nghi thức “kéo co ngồi” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tháng 12-2015 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.