Ngôi nhà 48 Hàng Ngang nằm ở trung tâm phố cổ; diện tích khoảng 500m2 , kết cấu kiến trúc Pháp với 4 tầng. Ngôi nhà có hai mặt tiền hướng ra phố Hàng Ngang và số 35 phố Hàng Cân. Có lẽ vì vị trí thuận tiện ấy nên ngôi nhà này đã được chọn là nơi làm việc, nghỉ ngơi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày chuẩn bị ra mắt toàn thể đồng bào vào ngày 2-9-1945. Ảnh: Hoàng Quyên Trước năm 1975, ngôi nhà thuộc sở hữu của gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, một nhà tư sản dân tộc sớm được giác ngộ cách mạng và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau năm 1975, ngôi nhà đã được gia đình hiến tặng Nhà nước và trở thành di tích lịch sử để du khách tham quan. Ảnh: Hoàng Quyên Trong những ngày từ 25-8-1945 đến 2-9-1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời, là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội. Hiện, ở khu vực tầng 1 trưng bày bức tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hình ảnh Người đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình vào sáng 2-9-1945. Ảnh: Hoàng Quyên Tại đây còn trưng bày nhiều hình ảnh về ngày tháng lịch sử, quá trình trưởng thành và cả những chiến công vàng son ghi dấu cách mạng; chân dung các đồng chí lãnh đạo anh dũng, kiên trung. Ảnh: Hoàng Quyên Một số hiện vật được trưng bày tại đây, như bộ quần áo kaki giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Quyên Bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết. Ảnh: Hoàng Quyên Hướng tới Quốc khánh 2-9, nhiều người dân và du khách tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang để tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam, đặc biệt là Ngày Quốc khánh diễn ra tại Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Hoàng Quyên Tại tầng 2, du khách sẽ được tham quan hai phòng chính kết nối với nhau bởi hành lang nhỏ, nhìn ra giếng trời. Căn phòng sau được xếp ngăn nắp với bàn ăn và máy đánh chữ của Bác Hồ cùng một bàn dài để họp. Đây cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí trong Trung ương Đảng thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn độc lập, tổ chức Lễ Quốc khánh, thành lập Chính phủ lâm thời. Ảnh: Hoàng Quyên Bàn đánh máy chữ của Bác Hồ. Ảnh: Hoàng Quyên Căn phòng chính tại tầng hai hướng ra phố Hàng Ngang, nơi tiếp khách và làm việc của Trung ương Đảng. Tại đây, vẫn còn lưu giữ bộ bàn ghế của phòng khách. Ảnh: Hoàng Quyên Phía bên trong là căn phòng nhỏ hơn. Đây là nơi đặt bàn làm việc, tủ đựng tài liệu và giường bằng vải để Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi. Tại căn phòng này, Người đã viết Tuyên ngôn độc lập. Ảnh: Hoàng Quyên Chiếc bàn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ảnh: Hoàng Quyên Chiếc giường giản dị bằng vải để Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi. Ảnh: Hoàng Quyên Những năm qua, Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội luôn cố gắng giữ nguyên hiện trạng căn phòng nhằm giúp du khách cảm nhận nét giản dị của Người khi lưu lại đây. Giám đốc Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội Nguyễn Doãn Văn cho biết, hiện nay di tích nhà số 48 Hàng Ngang đang trong quá trình tu bổ, phần trưng bày được giữ nguyên. Thời gian tới, khi việc tu bổ, tôn tạo được thực hiện xong, Ban Quản lý sẽ tổ chức sắp xếp, trưng bày lại di tích này để trở thành không gian văn hóa, lịch sử hấp dẫn của Thủ đô. Ảnh: Hoàng Quyên