Giao thông

Diện mạo làn đường dành cho xe đạp ở Hà Nội trước ngày hoạt động

Hữu Chánh (laodong.vn) 31/01/2024 - 08:28

Công nhân đang gấp rút hoàn tất những hạng mục còn lại, sẵn sàng đưa làn đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ hoạt động vào ngày 1-2.

Chiều 30-1, các công nhân đang thi công một số hạng mục còn lại để đưa làn đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ dọc sông Tô Lịch đi vào hoạt động.

Làn đường bắt đầu từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy dài 2,3 km, rộng 4 m, trong đó có 3 m dành riêng cho người đi xe đạp và 1 m dành cho người đi bộ.

Đây cũng là làn đường dành cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội, chạy song song với đường Láng và sông Tô Lịch.

Theo ghi nhận, làn đường cơ bản đã hoàn thiện việc thảm lại nhựa mặt đường những đoạn hư hỏng, kẻ sơn vạch đường, sơn sửa lan can, lát nền trạm xe đạp công cộng...

Dọc tuyến có 6 trạm xe đạp công cộng, trong đó có trạm trước cổng Trường Đại học Giao thông Vận tải và trạm tại ga Láng. Đơn vị vận hành dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng cho biết sẽ bổ sung khoảng 100 xe đạp thường và xe điện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Cho rằng đi xe đạp là xu hướng giao thông văn minh, bảo vệ môi trường, ông Nguyễn Văn Bình (69 tuổi, Láng Thượng, Đống Đa) ủng hộ Hà Nội làm làn đường dành riêng cho loại hình giao thông này.

“Hiện nay, việc di chuyển bằng xe đạp là một xu hướng giao thông văn minh, bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khỏe. Xây dựng làn đường riêng biết đâu vừa phục vụ người tham gia giao thông, vừa động viên mọi người lựa chọn hình thức giao thông thân thiện với môi trường này” - ông Bình nói.

Tuy nhiên, ông Bình cũng cho rằng cần phải làm đồng bộ và phải có giải pháp làm sao để người tham gia xe máy không lấn chiếm, trở nên hỗn loạn mới là điều cần được quan tâm.

Sau thời gian tổ chức thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp vào ngày 1.2, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chủ động tiến hành đánh giá, phân tích kỹ tồn tại, bất cập của phương án và điều chỉnh cho phù hợp nếu cần, đảm bảo giao thông ổn định, thuận tiện, hạn chế ùn tắc.

Trước đó, làn đường ven sông Tô Lịch được đầu tư gần 65 tỉ đồng, đưa vào sử dụng từ tháng 3-2019. Đường này dành cho người đi bộ, nhưng do có quá nhiều xe máy đi vào nên Hà Nội đã rào chắn 2 đầu tuyến đường để cấm xe đi vào.

Hình ảnh làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ trước ngày đưa vào sử dụng:

Làn đường bắt đầu từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy dài 2,3km và rộng 4m, trong đó có 3m dành riêng cho người đi xe đạp và 1m dành cho người đi bộ.
Làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ bắt đầu từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy dài 2,3 km và rộng 4 m, trong đó có 3 m (phía sông Tô Lịch) dành riêng cho người đi xe đạp và 1 m (phía đường Láng) dành cho người đi bộ. Ảnh: Hữu Chánh
Làn đường dành cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội chạy song song với đường Láng và sông Tô Lịch.
Làn đường dành cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội chạy song song với đường Láng và sông Tô Lịch. Ảnh: Hữu Chánh
Dọc tuyến có 6 trạm xe đạp công cộng, trong đó có trạm trước cổng Đại học Giao thông vận tải và trạm tại ga Láng. Đơn vị vận hành dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng cho biết sẽ bổ sung khoảng 100 xe đạp thường và xe điện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Dọc tuyến có 6 trạm xe đạp công cộng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: Hữu Chánh
Chiều 30.1, các công nhân đang gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng như lắp đặt hệ thống biển báo, lát nền trạm xe đạp công cộng...
Các công nhân đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối cùng trước khi đưa làn đường vào hoạt động. Ảnh: Hữu Chánh
ệ thống lan can dọc sông Tô Lịch làm việc một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng.
Hệ thống lan can dọc sông Tô Lịch đã hoàn thành việc sơn sửa. Ảnh: Hữu Chánh
a
Một số đoạn được thảm lại nhựa mặt đường, sơn mới vạch kẻ đường. Ảnh: Hữu Chánh
Hệ thống biển báo cấm ô tô, xe máy và ba lớp rào chắn cấm ở lối ra, vào của làn đường đã được hoàn thiện.
Hệ thống biển báo cấm ôtô, xe máy và ba lớp rào chắn cấm ở lối ra, vào của làn đường đã được hoàn thiện. Ảnh: Hữu Chánh
aaaa
Việc cải tạo lại làn đường dọc sông Tô Lịch cơ bản hoàn tất, người dân đã có thể đạp xe, đi bộ thể dục. Ảnh: Hữu Chánh
a
Trước đó, làn đường ven sông Tô Lịch được đầu tư gần 65 tỉ đồng, đưa vào sử dụng từ tháng 3-2019. Ảnh: Hữu Chánh