Các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng gấp rút hoàn thiện những sản phẩm phục vụ cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Nghệ nhân Phạm Việt Khoa, có 40 năm gắn với gốm sứ, chia sẻ: "Năm nay, sản phẩm chính mà xưởng của tôi làm là chiếc ấn rồng. Rồng tượng trưng cho sự uy nghi, thịnh vượng và may mắn. Sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu Hoàng đế chi bảo từ thời vua Minh Mạng". Sản phẩm có tên "Dấu ấn Rồng thiêng", được 5 nhân công đảm nhiệm từ phần tạo tác, lên khuôn, đến hoàn thiện phần thô, tráng men, nung, rồi đến công đoạn vẽ vàng... Theo ông Khoa, tạo hình từ đất sét là công đoạn khá quan trọng, làm sao để tạo sản phẩm có hình dáng đúng theo mẫu, rồng mang yếu tố Việt Nam chứ không nhầm lẫn sang nước khác. Những sản phẩm gốm hình tượng rồng sau khi hoàn thiện phần tạo hình bằng đất sét sẽ được đem đi tráng men và nung. Trung bình mỗi người thợ sẽ phải mất từ 8 -10 tiếng làm việc liên tục mới cho ra được 4 - 5 sản phẩm ấn vẽ vàng. Những sản phẩm gốm hình tượng rồng sau khi hoàn thiện phần tạo hình bằng đất sét sẽ được đem đi tráng men và nung. Để hoàn thiện vẽ một sản phẩm linh vật rồng Giáp Thìn 2024, trung bình một người thợ mất khoảng 2,5 tiếng, một ngày vẽ nhiều nhất được 5 sản phẩm. Sản phẩm vẽ hoàn thiện đạt được độ sáng đều của vàng, không có vết cháy, các nét vẽ phải liền mạch, không ngắt quãng. Sản phẩm sau đó sẽ được mang đi nung lần 2 ở nhiệt độ phù hợp trong khoảng 6-8 tiếng để tạo nên lớp mạ vàng sang trọng. Một sản phẩm ấn Rồng gồm 4 mặt: 3 mặt sản phẩm có 3 chữ An-Thuận-Phát, mặt còn lại được điêu khắc cảnh cá chép hóa rồng. Những chiếc ấn được đặt tên là "Kỳ linh Giáp Thìn 2024" và nằm trong bộ sưu tập sản phẩm mang tên "Dấu ấn rồng thiêng".