Nhân dân đổ về Quảng trường Kiev trong những ngày đầu Cách mạng năm 1917. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Những ủy viên đội võ trang của Hội đồng Công nhân thành phố Lagan (1917). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Trung đoàn Volynsky, trung đoàn đầu tiên ra mặt trận (2-1917). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Biểu tình ở Vladivostok ngày 1-5-1917. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngày 1-7-1917 (18-6 theo lịch Nga cũ), tại Petrograd, Đảng Menshevik âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng để biểu dương lực lượng nhưng Đảng Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối Đảng Bolshevick với các khẩu hiệu Đả đảo chiến tranh, Tất cả chính quyền về tay các Soviet. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngay trong đêm 7-11-1917, Đại hội các Soviet được triệu tập, thành lập Chính quyền Soviet do V.I.Lenin đứng đầu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Công nhân trên một chiếc xe bọc thép ở Quảng trường Đỏ, Mátxcơva trong những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Đội Cận vệ Đỏ đầu tiên của nhà máy Tam giác ở thành phố Petrograd năm 1917. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Lực lượng thiết giáp bảo vệ Điện Smolny - nơi đặt Sở Chỉ huy của V.I.Lenin và Đảng Bolshevik trong những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Trận đánh ở Cung điện Mùa Đông năm 1917. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Đêm 7-11-1917 (25-10 theo lịch Nga cũ), quân khởi nghĩa tấn công vào Cung điện Mùa Đông ở Petrograd, mở đầu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Lực lượng Cận vệ Đỏ Bolshevik trên đường phố Moskva trong những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Nhân dân đổ về Quảng trường Kiev trong những ngày đầu Cách mạng năm 1917. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Các đơn vị Hồng quân thời kỳ đầu cách mạng (1917). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Tối 6-11-1917, Chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công Cung điện Mùa Đông. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Thủy quân ở Kronstadt kéo về Petrograd chống chính phủ Tư sản Nga (8-1917). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) V.I.Lenin với các chiến sỹ cách mạng trong Cung điện Smolny chiều 6-11-1917, trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngày 7-11-1917 (25-10 theo lịch Nga cũ), cuộc nổi dậy vũ trang của công nhân, binh lính và thủy thủ tại thành phố Petrograd. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) V.I. Lenin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Mátxcơva trong Lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, 7-11-1918. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN) Từ trên trụ sở Soviet (Mátxcơva), Vladimir Ilyich Lenin nói chuyện với Hồng quân trước giờ lên đường chiến đấu (16-10-1919). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Vladimir Ilyich Lenin - Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới, người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng Tháng Mười Nga, lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngọn cờ hòa bình được nêu cao từ Cách mạng Tháng Mười, được Liên Xô kế tục, là nhân tố có vai trò quyết định nhất tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cứu loài người thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa phát xít. Trong ảnh: Nhân dân thành phố Lovech (Bulgaria) chào đón Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng thành phố (tháng 9-1944). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngọn cờ hòa bình được nêu cao từ Cách mạng Tháng Mười, được Liên Xô kế tục, là nhân tố có vai trò quyết định nhất tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cứu loài người thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa phát xít. Trong ảnh: Nhân dân thủ đô Belgrad chào đón các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô và Quân Giải phóng Nhân dân Nam Tư trong ngày giải phóng, 20-10-1944. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngọn cờ hòa bình được nêu cao từ Cách mạng Tháng Mười, được Liên Xô kế tục, là nhân tố có vai trò quyết định nhất tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cứu loài người thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa phát xít. Trong ảnh: Đêm 8-5-1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin của Đức (rạng sáng 9-5 theo giờ Mátxcơva), phát xít Đức đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai tại châu Âu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Ngọn cờ hòa bình được nêu cao từ Cách mạng Tháng Mười, được Liên Xô kế tục, là nhân tố có vai trò quyết định nhất tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cứu loài người thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa phát xít. Trong ảnh: Nhân dân vùng Smolensk cảm ơn các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô đã giải phóng họ khỏi áp bức của phát xít Đức. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Pháo đài Brest (nay thuộc Belarus) - biểu tượng của lòng dũng cảm và kiên cường của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)