Các tín hiệu cho thấy bình minh của thị trường bất động sản dần ló rạng
Tại một diễn đàn bất động sản (BĐS) được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9 vừa qua, các chuyên gia đều đưa ra nhận định, BĐS đã qua giai đoạn khó khăn nhất và dự báo thị trường sẽ phục hồi từ đầu năm 2024.
Các chính sách “gỡ khó" bắt đầu phát huy hiệu lực, sức khỏe của các doanh nghiệp BĐS dần hồi phục về quy mô, số lượng, nhân sự và cả tiềm lực tài chính. Niềm tin khách hàng dành cho BĐS cũng lạc quan hơn, giao dịch rục rịch tăng trở lại ở các thị trường chủ lực như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội.
Tích cực “gỡ khó” cho bất động sản
Từ đầu năm đến nay, nhiều văn bản dưới luật liên quan đến lĩnh vực BĐS được ban hành với nội dung ngày càng sát hơn với nhu cầu thực tế của thị trường và doanh nghiệp.
Tại công điện mới đây vừa được ban hành (ngày 24-10), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục thúc đẩy việc cho vay tín dụng với lĩnh vực BĐS, có giải pháp phù hợp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất; có chính sách tín dụng đặc biệt dành cho các dự án BĐS khả thi, tiến độ triển khai nhanh, tạo động lực cho tăng trưởng và thúc đẩy thị trường BĐS.
“Một khi điểm nghẽn BĐS được giải quyết sẽ giúp ổn định vĩ mô và khơi thông tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Dần dần, những vấn đề khác cũng sẽ được khơi thông như thị trường vật liệu xây dựng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội”, một chuyên gia kinh tế chia sẻ.
Những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các vấn đề về pháp lý đã được giải quyết, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp, các dự án. Doanh nghiệp và người mua dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, giao dịch BĐS rục rịch tăng trở lại.
Có thể thấy rằng, giao dịch BĐS đang có sự tăng trưởng đều đặn theo thời gian, quý sau cao hơn so với quý trước, cho thấy thị trường BĐS không còn đối diện với nguy cơ "mất phanh". Thay vào đó, là động thái tạo đà cho bước tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2024.
Bất chấp tình hình thị trường thế giới suy thoái, BĐS Việt Nam vẫn được nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư nước ngoài nhắm đến như: Keppel Land, Frasers, WHA, Central Retail... Các hoạt động M&A diễn ra chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực BĐS thương mại, nhà ở và công nghiệp.
Rầm rộ các sự kiện kick off, chủ đầu tư bung hàng với chính sách tối ưu
Kể từ quý II trở đi, nhiều chủ đầu tư lớn như Nam Long, Hưng Thịnh, Phát Đạt, Vạn Phúc, Vingroup, Cát Tường Group, Phú Đông, Novaland, Phú Long, Bcons... đã mạnh dạn khởi động, ra mắt nhiều dự án trọng điểm với các chính sách bán hàng hấp dẫn. Các sự kiện kick off, ra quân, bán hàng quy mô lớn thường xuyên được tổ chức, giúp "hâm nóng" thị trường BĐS.
Góp phần vào sự phục hồi thị trường BĐS phía Nam, Cát Tường Land đã tạo “cú huých” khi giao dịch thành công hơn 80% giỏ hàng dự án Cát Tường Park House (Bình Phước) và 85% đối với dự án Cát Tường Western Pearl (Hậu Giang) vào đầu quý III.
Nhận thức về vai trò quan trọng của chất lượng sản phẩm và chính sách bán hàng trong bối cảnh thị trường hiện nay. Cát Tường Land tiếp tục cho ra mắt phân khu đẹp nhất khu đô thị Cát Tường Phú Hưng (thành phố Đồng Xoài, Bình Phước), trong đó có 39 căn nhà phố thương mại phiên bản giới hạn đặc biệt thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.Không kém khu vực Đông Nam Bộ, các dòng sản phẩm đất nền thuộc khu đô thị Cát Tường Western Pearl tại thành phố Vị Thanh, Hậu Giang với chính sách trả góp chỉ từ 5 triệu đồng/tháng cũng rất được săn đón.
Nhiều chuyên gia nhận định, khả năng chu kỳ tăng trưởng trong lĩnh vực BĐS sẽ lặp lại sau một thập kỷ, tương tự giai đoạn phục hồi năm 2013-2014. Và những tín hiệu tích cực và loạt động thái của các doanh nghiệp đã và đang minh chứng, bình minh của thị trường BĐS đang dần ló rạng, sẵn sàng tỏa sáng vào năm 2024.