Văn hóa

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ XIX

Theo Dân trí 19/10/2023 - 09:19

Dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp, hồ Gươm như một giao lộ, điểm kết nối hai nét kiến trúc và văn hóa Đông - Tây. Cũng giai đoạn này, để phục vụ làm đường và xây dựng khu phố Pháp, một số chùa quanh hồ Gươm đã bị phá hủy.

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 1

Thời điểm này phía trên đỉnh tháp rùa còn có bức tượng "Bà đầm xòe". Bức tượng được đặt ở đó từ năm 1891 đến 1896, mặt tượng hướng về phía đông tức là khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay.

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 2

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục bên hồ Gươm là nơi giao nhau của nhiều tuyến xe điện. Năm 1899 thỏa thuận về thiết lập hệ thống tàu điện trong thành phố Hà Nội và vùng ngoại ô được ký kết, đến 1900 thì tiến hành xây dựng.

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 3

Từ 1884-1886, khu vực quanh hồ Gươm như phố Tràng Tiền, Hàng Khay đã được chính quyền Pháp chú trọng đầu tư, con phố sầm uất với các cửa hàng thời trang, hiệu sách, hiệu thuốc...

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 4

Cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đêm 30 Tết năm Quý Tỵ (13-2-1953) cầu Thê Húc bị sập. Thành phố đã cho phép Ban quản trị đền Ngọc Sơn quyên góp tiền để sửa cầu, đến đầu 1954 thì hoàn thành.

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 5

Quanh hồ nhiều tòa nhà mọc lên như Bưu điện, Tòa Thị chính, Tòa Thống sứ, Ngân hàng Đông Dương...

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 6

Quảng trường Chavassieux (nay là vườn hoa Diên Hồng, hay vườn hoa con cóc) và Phủ Thống sứ Bắc Kỳ.

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 7

Hồ Gươm năm 1884 vẫn mang dáng dấp của ao hồ nông thôn với những cầu ao phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Quanh hồ còn nhiều túp lều và ngõ ngách chật hẹp.

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 8

Tháp Hòa Phong và đường ray xe điện ven hồ Gươm.

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 9

Quang cảnh hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc.

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 10

Ở phía đông hồ Gươm là các cơ quan hành chính đầu não của chính quyền: Tòa Đốc Lý; phủ Thống sứ Bắc Kỳ; bưu điện; ngân hàng... kết hợp với vườn hoa tạo thành tổng thể trọn vẹn theo quy hoạch kiểu Pháp.

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 11

Đại lộ Francis Garnier năm 1900 (phố Đinh Tiên Hoàng ngày nay).

Ảnh tư liệu hiếm về hồ Gươm cuối thế kỷ 19 - 12

Cụm công trình đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài nghiên, Tháp Rùa đã được người Pháp bảo tồn trong quá trình quy hoạch hồ Gươm. Trong ảnh là cầu Thê Húc.

Tất cả hình ảnh trên được trích từ triển lãm "Hồ Gươm giao lộ Đông - Tây" đang trưng bày tại Hà Nội dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10.