Tọa đàm trực tuyến triển khai “Đề án giãn dân phố cổ”
Đời sống - Ngày đăng : 05:55, 05/02/2015
11:58 05/02/2015
11h40,Tổng biên tập Báo Hànộimới Tô Quang Phán tuyên bố kết thúc cuộc tọa đàm và khẳng định rất nhiều các câu hỏi mà bạn đọc đã gửi đến, nhưng trong khuôn khổ giới hạn thời gian của tọa đàm nên chưa thể giải đáp hết được. Các câu hỏi này Báo Hànộimới sẽ chuyển đến các đơn vị chức năng trả lời và thông tin trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới.
|
11:49 05/02/2015
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội – Hồ Quang Lợi nhấn mạnh thêmtrách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc ổn định đời sống của người dân.
Đối với các cơ quan quản lý: Trước hết phải đảm bảo tiến độ các khu đô thị. Thứ hai là đảm bảo chất lượng nhà. Thứ ba là quan tâm đến điều kiện kinh doanh duy trì cuộc sống của người dân. Thứ tư là quan tâm đến nhu cầu văn hóa, đời sống tinh thần của người dân.
Đối với người dân, thành phố hoan nghênh, cảm ơn đã đồng thuận cùng thành phố thực hiện dự án này.
Đối với cơ quan truyền thông, đặc biệt là báo chí Hà Nội, đề nghị tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu hơn tầm quan trọng của khu phố cổ đối với Thăng Long, Hà Nội. Từ đó, tạo được sự đồng thuận của cả người dân lẫn các cấp chính quyền trong việc thưc hiện đề án “Giãn dân phố cổ”
11:48 05/02/2015
Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy hoan nghênh và biểu dương Báo Hànộimới, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức một cuộc tọa đàm thiết thực, góp phần thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả một đề án quan trọng của Hà Nội.
Với vị trí trung tâm của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm có khu phố cổ được đánh giá là một di tích đặc biệt, có giá trị vô cùng lớn về kiến trúc, văn hóa, là tài sản của thành phố Hà Nội. Vì vậy, mỗi người dân đều phải có trách nhiệm bảo tồn khu phố cổ cho hôm nay và mai sau.
Những câu hỏi từ người dân phố cổ, người dân trong nước và nước ngoài gửi về buổi tọa đàm càng cho mỗi chúng ta thấy trách nhiệm phải bảo tồn, giữ gìn di sản, đảm bảo mỗi người dân trong khu phố cổ có cuộc sống ổn định, không phải sống chen chúc trong những ngôi nhà chật hẹp, điều kiện sinh hoạt khó khăn… Việc di chuyển một bộ phận người dân phố cổ sang khu đô thị mới Việt Hưng là một yêu cầu khách quan. Thành phố cảm ơn nhân dân khu phố cổ đã tích cực phối hợp cùng thành phố thực hiện đề án này.
Với khối lượng công việc đồ sộ phải triển khai, để đảm bảo duy trì cuộc sống của dân ở nơi ở mới không trống vắng, việc quan tâm đặc biệt đến đời sống tinh thần của người dân là vô cùng cần thiết. Muốn vậy, cần sự phối hợp của nhiều cấp, ngành Thủ đô.
11:40 05/02/2015
Tại buổi tọa đàm trực tuyến ngày hôm nay, UBND quận Hoàn Kiếm nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc, thể hiện sự quan tâm của bạn đọc đối với chủ trương lớn của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội. Các ý kiến của bạn đọc đã được UBND quận và đơn vị liên quan giải đáp một cách thấu đáo.
Nhân buổi tọa đàm trực tuyến ngày hôm nay, một lần nữa thay mặt lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo thành phố, các sở, ban, ngành thành phố và các cơ quan truyền hình, báo chí của Trung ương và Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ quận trong thời gian qua; xin nhiệt liệt hoan nghênh Báo Hàhộimới đã chủ trì tổ chức buổi tọa đàm hết sức ý nghĩa. Rất mong, trong thời gian tới, quận Hoàn Kiếm tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của các đồng chí nhằm triển khai thực hiện tốt Đề án giãn dân phố cổ; góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân trong khu phố cổ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích lịch sử cấp quốc gia khu phố cổ Hà Nội.
11:35 05/02/2015
Phát biểu tổng kết các vấn đề được người dân đặt ra tại tọa đàm, ông Dương Đức Tuấn- Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh:
Giãn dân phố cổ là một chủ trương lớn của Thành ủy và UBND Thành phố nhằm làm giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha (năm 2010) xuống còn khoảng 500 người/ha (là mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020); tương ứng với việc di chuyển khoảng 6.550 hộ dân, với khoảng 26.200 người dân. Dự án giãn dân phố cổ chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ thực hiện di chuyển 1530 hộ dân tương ứng với 6120 người dân đang sống trong các di tích, công sở, trường học, trong các biển số nhà và chung cư xuống cấp nguy hiểm, các ngôi nhà cổ có giá trị đặc biệt cần bảo tồn, các biển số nhà do nhà nước quản lý có mật độ quá cao, các hộ dân đang sống trong phạm vi diện tích cần GPMB theo các dự án của thành phố, quận và các hộ dân có nguyện vọng tự nguyện di chuyển từ khu phố cổ sang định cư tại khu đô thị Việt Hưng.
Việc triển khai thực hiện giãn dân phố cổ là việc lớn và khó, mang ý nghĩa chính trị, xã hội cao. Chính vì vậy, trong thời gian qua, bên cạnh việc triển khai lập dự án xây dựng khu nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ tại khu đô thị Việt Hưng; quận Hoàn Kiếm đã tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân; chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Hà Nội cung cấp thông tin, qua đó định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận của nhân dân trên địa bàn quận trong việc triển khai thực hiện Đề án giãn dân phố cổ.
11:32 05/02/2015
Ông Dương Đức Tuấn- Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm tổng kết các vấn đề được người dân hỏi và đại diện các cơ quan chức năng giải đáp.11:26 05/02/2015
Video ông Hồ Quang Lợi, UVTV, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ùy Hà Nội trao đổi với bạn đọc11:25 05/02/2015
Ông Hồ Quang Lợi- Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy trao đổi về câu hỏi của bạn đọc:
Đề án này rất quan trọng. Để thực hiện cần sự nỗ lực cao. Tôi nghĩ, để đề án đạt kết quả như mong muốn, trước hết chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ sâu sắc giá trị của khu phố cổ, thể hiện tình yêu Hà Nội của mình bằng việc tham gia tích cực đề án. Đấy là sự hy sinh cũng là sự đóng góp của bà con, vì không giãn dân thì rất khó bảo tồn các di tích, không giãn dân thì cuộc sống của chính người dân ở khu vực đó không được đảm bảo. Vì vậy, giãn dân là yêu cầu khách quan.
Bên cạnh sự tham gia của người dân thì trách nhiệm của TP, của các cơ quan chức năng TP, đặc biệt là quận Hoàn Kiếm và Long Biên là rất lớn, phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người dân về vật chất lẫn tinh thần.
11:21 05/02/2015
Bạn đọc hỏi Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hồ Quang Lợi
Việc giãn dân phố cổ hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ. Theo ông, làm thế nào để người dân hiểu cụ thể hơn đề án này để bà con được hiểu việc giãn dân một cách thấu đáo?
11:21 05/02/2015
Bà Nguyễn Thị Thủy – Quận Hoàn Kiếmhỏi:
Nếu tôi thuộc diện phải di dời bắt buộc nhưng không muốn nhận nhà thì tôi sẽ được đền bù như thế nào?
Ông Lâm Quốc Hùng – Phó Chủ tịch thường trực UBND Quận Hoàn Kiếm trả lời:
Nếu hộ gia đình được bố trí căn hộ tái định cư, nhưng nếu không muốn nhận nhà, gia đình sẽ nhận được khoản tiền hỗ trợ theo quy định hiện hành. Về sơ bộ, giá trị được nhận tương đương khoảng trên dưới 200 triệu đồng, có công thức tính cụ thể, bà có thể tham khảo thêm tại các cơ quan chính quyền địa phương.