Vẫn là “Đông Ky Sốt”
Văn hóa - Ngày đăng : 07:24, 17/07/2016
Lời khuyên rất đúng và cũng rất… xưa cũ. Trước đó, nhiều câu tương tự đã tung ra, nhưng sao văn hữu vẫn cứ “điếc” hoặc “quên”, lúc “dính chưởng” mới oai oái lên. Rồi im.
Sự việc hẳn sẽ khác đi nếu viết văn là một nghề nuôi được nhà văn, cụ thể là đem lại nhuận bút cao hơn. Thực tế, với một tiểu thuyết, tác giả “bỏ rẻ” ra cũng phải viết trong dăm bảy tháng, cộng với vài chục năm kinh nghiệm sống, dằn vặt, suy nghĩ, đem lại chỉ dăm bảy triệu đồng cho một lần xuất bản. Trong khi đó, nhà sách (là chính) và nhà xuất bản (là phụ) bỏ ra không nhiều mà thu lại rất lớn. Hình ảnh ông đầu nậu xe hơi nhà lầu rất phổ biến. Đề số bản một đằng, thực in một nẻo, nối bản bao nhiêu lần có giời mới biết được. Thế mới có chuyện tác giả biết sách mình bán chạy, hàng năm trời không tái bản mà vẫn thấy chúng sừng sững trong cửa hàng.
Có rất nhiều cơ quan chức năng lo kiểm soát việc bỏ vốn, in, bán một quyển sách: Ngành văn hóa, xuất bản, tác quyền, công an… Chừng nào họ chưa làm việc có hiệu lực, chừng đó tác giả còn bị bóc lột. Nhà văn tự đứng ra điều tra, đi kiện ư? Không có chuyện đó đâu. Oai oái vài câu rồi phải nuốt vào trong thôi.
Lời kêu gọi của ông Nguyễn Văn Thọ đúng lắm, nhưng sự thể rồi ra thế nào, vẫn là "Đông Ky Sốt" mà thôi!