Thành quả bước đầu, nhưng vô cùng quan trọng của công pháp quốc tế
Thế giới - Ngày đăng : 07:12, 23/07/2016
- Trong các tài liệu về vấn đề tranh chấp, khái niệm “đường lưỡi bò” và “chủ quyền lịch sử” thường xuyên được đề cập. Giá trị và ý nghĩa về mặt pháp lý của hai khái niệm này nên được hiểu như thế nào cho chính xác, thưa ông?
- Phán quyết của Tòa nêu rõ: “Tòa trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông”. Tòa nhận định: Công ước quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại Công ước.
Theo đó, Tòa kết luận rằng, trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. Tòa cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển và ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Tòa kết luận: Không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách “quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn”.
Như vậy có thể thấy, Tòa trọng tài không chỉ bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý, mơ hồ, vô căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông, mà quan trọng hơn, Tòa đã kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với “tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn”. Nói cách khác, Tòa đã làm rất rõ về “quyền lịch sử” đối với “tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn”, chứ không phải “chủ quyền lịch sử” với các thực thể đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm bên trong đường 9 đoạn như cách giải thích của Trung Quốc.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một là thể hiện rõ tính đúng đắn và hợp pháp của phán quyết, vì phán quyết này là việc ứng dụng, giải thích UNCLOS chứ không liên quan đến “chủ quyền/lãnh thổ” và phân định biển, nên Trung Quốc không thể bác bỏ. Hai là bác bỏ “quyền lịch sử” với các tài nguyên biển bên trong đường 9 đoạn, hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS. Điều này cũng sẽ giúp cho chúng ta có thêm cơ sở để bác bỏ quan điểm thể hiện trong các tuyên bố của Trung Quốc rằng, Trung Quốc có “chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa từ thời cổ đại” dựa theo cái gọi là nguyên tắc “chủ quyền lịch sử”, một nguyên tắc hết sức mơ hồ và nguy hiểm đối với sự tồn tại hợp pháp của các quốc gia trên thế giới…
Nhìn chung, phán quyết của Tòa trọng tài được dư luận quốc tế hoan nghênh và đánh giá cao không phải vì nó có lợi cho riêng một quốc gia nào, không phải vì lợi dụng nó phục vụ cho động cơ chính trị nhằm thỏa mãn cảm xúc thắng - thua trong cuộc cạnh tranh quyền lực đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi khu vực và thế giới, mà cái chính là cần phải xem phán quyết là thắng lợi chung của luật pháp, công lý và phải có trách nhiệm sử dụng nó như là một công cụ hữu ích để gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển vì sự sống còn của nhân loại!
- Trân trọng cảm ơn ông!