Cận cảnh cuộc đại hành hương về thánh địa Mecca
Thế giới - Ngày đăng : 10:07, 08/09/2016
Một số người coi lễ Hajj là bổn phận tôn giáo cần phải hoàn thành. Vì thế, họ bất chấp nguy hiểm để thực hiện nghi lễ này. Nhiều người còn phải tiết kiệm tiền trong hàng chục năm chỉ để được một lần tham gia lễ hành hương. Ảnh: Tín đồ hành hương lên thăm núi Al-Noor, Mecca.
Người hành hương thăm hang động Kera trên đỉnh núi Al-Noor, nơi họ tin rằng nhà tiên tri Abraham đã được truyền những lời đầu tiên trong kinh Koran.
Cuộc hành hương diễn ra từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12 của Dhu al-Hijjah, tháng thứ 12 và là tháng cuối cùng trong lịch Hồi giáo. Ảnh: Một tín đồ đang cầu nguyện trên đỉnh Al-Noor.
Theo cuốn Lịch sử Hồi giáo của Karen Armstrong, hình thức hành hương hiện tại do nhà tiên tri Mohammed đặt ra từ thế kỷ thứ 7. Tuy nhiên, theo kinh Koran, nghi thức này bắt nguồn từ thời đại của Abraham – nhà tiên tri theo quan niệm của Hồi giáo, vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên. Mỗi năm, hàng triệu tín đồ trên khoảng 180 quốc gia hành hương về Mecca.
Ảnh: Các tín đồ chạm tay vào nhà thờ Kaaba tại thánh địa Mecca. Kaaba là tòa nhà có hình khối ở trung tâm của Masjid al-Haram, nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới. Kaaba là địa điểm thiêng liêng nhất trong đạo Hồi, được coi là "nhà của Thượng Đế".
Khi đến nhà thờ Kaaba, người hành hương phải đi bộ 7 vòng ngược chiều đồng hồ quanh Kaaba, bắt đầu bằng việc hôn hay chạm tay vào Hắc Thạch, ở góc phía đông của Kaaba. Nghi thức này gọi là Tawaf.
Nếu không thể hôn hoặc chạm được phiến đá vì quá đông, họ có thể chỉ đơn giản là đưa tay lên cao, hướng về phía phiến đá trong mỗi lượt đi.
Trước đó, khi chỉ còn cách Mecca khoảng 10 km, những tín đồ phải mặc lễ phục Ihram. Nam giới mặc trang phục gồm hai mảnh vải trắng, một mảnh quấn ở eo, mảnh còn lại vắt chéo ở vai. Nữ có thể mặc váy thông thường theo nguyên tắc của Hồi giáo.
Các tín đồ ngồi nghỉ ngơi trong khu vực nhà thờ Kaaba.
Các tín đồ Hồi giáo hướng về nhà thờ thiêng liêng Kaaba. Người Hồi giáo tin rằng thánh Allah đã ra lệnh xây dựng Kaaba. Đây là nhà thờ Hồi giáo cổ xưa nhất Trái Đất, được cho là từng được người ngoại giáo sử dụng trước khi đạo Hồi ra đời.
Lễ Hajj là minh chứng cho sự đoàn kết của người Hồi giáo cũng như lòng quy phục của họ trước Thánh Allah. Tất cả những người theo đạo Hồi đều mong muốn một lần trong đời trải qua nghi lễ thiêng liêng này. Đối với họ, lễ hành hương là đỉnh cao tinh thần trong cuộc sống.
Các tín đồ chụp ảnh selfie ("tự sướng) kỉ niệm trong chuyến hành hương.
Một người đàn ông giơ máy điện thoại chụp lại quang cảnh đoàn hành hương từ góc rộng trên cao.
Các cuộc hành hương Hajj cũng từng chứng kiến nhiều tai nạn thảm khốc như những vụ giẫm đạp, gây thiệt mạng hàng trăm ngàn người do số lượng tín đồ đổ về Mecca quá tải. Ảnh: Xe buýt chở tín đồ hành hương.