Những hiện tượng tự nhiên kỳ bí nhất hành tinh
Công nghệ - Ngày đăng : 16:42, 13/12/2016
Ngọn lửa thánh Elmo: Hiện tượng này được đặt theo tên thánh Elmo - một vị thánh bảo trợ cho các thủy thủ. Họ tin rằng những ngọn tháp và những quả cầu phát sáng trên cột buồm hay trong không khí là món quà của thánh Elmo, đồng thời cũng là lời cảnh báo nguy hiểm phía trước.
Núi lửa Nam Cực: Erebus là một trong những ngọn núi lửa lớn nhất còn hoạt động ở Nam Cực. Nó được bao phủ bởi tuyết và thường xuyên xảy ra những đợt phun trào “dung nham tuyết”.
Cột sáng: Cảnh tượng “mãn nhãn” này thường xuất hiện khi ánh sáng từ mặt trời, mặt trăng hay ánh đèn thành phố phản chiếu bởi những hạt băng tuyết li ti trong không khí.
Tuyết sợi mỳ: Hiện tượng này do một người dân sinh sống tại Hämeenlinna, Phần Lan phát hiện. Những sợi tuyết trông như những sợi mỳ spaghetti chìm trong mặt nước hồ. Người ta thậm chí có thể lấy những “sợi mỳ” này để nặn thành quả cầu tuyết.
Khu rừng nhảy múa: Những thân cây tại khu rừng kỳ lạ ở Nga này không mọc thẳng như thường lệ mà uốn lượn như đang nhảy múa. Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận cụ thể về hiện tượng này. Có người cho rằng nguyên nhân là do một loại ký sinh trùng sinh sống trên thân cây, trong khi nhiều người lại quả quyết khu rừng này đã bị ma ám.
Bóng ma Brocken: Nhiều người kể lại rằng khi đang di chuyển trên con đường núi, họ có thể nhìn thấy bóng của một người khổng lồ được bao quanh bởi một quầng sáng màu cầu vồng. Các nhà khoa học lý giải đó chính là bóng của người quan sát được in trên thềm sương. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra tại khu vực núi Brocken, Đức.
Thung lũng chim tự sát: Thung lũng Jatinga, Ấn Độ là một địa điểm vô cùng nổi tiếng. Theo lời kể của những người dân địa phương, mỗi khi hoàng hôn buông xuống, hàng trăm con chim đủ loại sẽ tập trung tại khu vực này, bay theo hình khoanh tròn và thậm chí còn lao xuống mặt đất.
Cột băng chết chóc: Các giả thuyết về “Cột băng chết chóc” đã được đưa ra vào năm 1974, nhưng sự tồn tại của nó chỉ được chứng minh vào năm 2011 qua một đoạn ghi hình của hãng tin BBC. Hiện tượng này xảy ra do nhiệt độ đóng băng tại các vùng nước là khác nhau, tùy theo hàm lượng muối.