Cần có cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ người tố cáo
Chính trị - Ngày đăng : 06:31, 18/08/2017
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN) |
Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) gồm 10 chương, 67 điều, quy định về quản lý nợ công, bao gồm huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ quản lý nợ công. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về vấn đề phạm vi nợ công, chỉ tiêu an toàn nợ công như dự thảo, song đề nghị bổ sung ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công, đặc biệt chỉ tiêu an toàn nợ công phải kiểm soát được rủi ro.
Về thẩm quyền của các cơ quan trong quản lý nợ công, cần phân định rõ vai trò chức năng của Nhà nước và rà soát lại nhằm tránh những vấn đề trùng lặp. Về đầu mối quản lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo phải bàn lại; đồng thời Chính phủ cần có báo cáo đánh giá tác động để xem xét, hoàn thiện, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp sau.
Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) gồm 9 chương, 76 điều, quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của: Cán bộ, công chức, viên chức; người nguyên là cán bộ, công chức, viên chức; cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
* Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về việc điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách trung ương của Chính phủ năm 2017. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thu hồi 867,942 tỷ đồng của 5 bộ, ngành và 2 địa phương phân bổ không đúng quy định và không có nhu cầu sử dụng.